Bé bị nổi mẩn đỏ: nguyên nhân và cách điều trị

3626
0
SHARE

Bé bị nổi mẩn đỏ khiến nhiều bà mẹ lo ngại về vấn đề sức khỏe của con không được đảm bảo. Khi thấy trẻ nổi mẩn đỏ thì các bậc cha mẹ không nên hốt hoảng mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng của bé thì mới có cách điều trị thích hợp. Để giúp bố mẹ hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ. Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bé bị nổi mẩn đỏ: nguyên nhân và cách điều trị

Những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị mụn kê

Đây là bệnh về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Đó là dấu hiệu của sự xuất hiện những nốt sưng tấy trên mặt bé, và thường xuất hiện trên má, trán và thái dương.

Bé bị chàm

Dấu hiệu này khá phổ biến, thường khởi phát khi bé được khoảng 1 – 5 tháng tuổi. Chàm có thể ảnh hưởng đến hai má, trên mặt hoặc các cơ quan khác trên cơ thể của bé.

Mẩn đỏ ở rãnh giữa hai mông

Những nốt này hơi phồng lên và lõm ở giữa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bé bị đọng nước tiểu, mồ hôi hoặc do tã quá bẩn, không vệ sinh.

Để không xảy ra tình trạng này nữa, bạn nên thường xuyên thay tã sạch cho bé, chăn chiếu, giường cũng cần phải sạch sẽ. Lau khô và bôi phấn rôm hoặc thuốc theo chỉ định của bác sỹ nhi khoa vào chỗ bị mẩn đỏ.

Bé bị nổi mẩn đỏ: nguyên nhân và cách điều trị

Mẩn đỏ ở gáy, lưng, rốn

Bé thường xuyên ngọ nguậy và quấy khóc. Điều này có thể do bạn mặc hoặc quấn tã cho bé quá chật, ít vệ sinh cơ thể cho bé. Để xử lý tình trạng này, bạn nên vệ sinh sạch sẽ phòng ở, mặc quần áo hoặc quấn tã thoải mái, tạm ngưng sử dụng sữa tắm, lau khô cơ thể bé khi tắm xong… Nếu các mẩn đỏ mưng mủ bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Mẩn đỏ ở miệng

Có thể khi cho bé bú xong, bạn không lau chùi sạch sẽ hai khóe miệng khiến vi khuẩn nấm “hoành hành”. Mẩn đỏ cũng khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn.

Trẻ bị dị ứng do thời tiết

Thay đổi thời tiết khiến da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng. Trời lạnh khiến da quá khô dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy.

Do cơ địa của trẻ

Với nhiều trẻ có cơ địa dị ứng, những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da sẽ thường xuyên xuất hiện những vết mẩn đỏ.

Cách trị nổi mẩn đỏ trên da bé

Trước hết các mẹ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát.

Bên cạnh đó các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để hạn chế những tổn thương có thể xảy đến cho da bé:

  • Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid hay các chất kháng histamin để điều trị cho trẻ. Vì sao?  Lúc này da bé còn non, hệ miễn dịch còn yếu nên ảnh hưởng của thuốc dễ gây những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ.
  • Đảm bảo cho da bé luôn sạch sẽ, không bị nắng gió, vi khuẩn tấn công.
  • Tránh để bé gãi lên những vùng da tổn thương.
  • Quần áo của các bé lúc nào cũng phải rộng rãi, mềm mại.
  • Lựa chọn cho bé thực phẩm phù hợp, đặc biệt phải tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho bé được tốt nhất.
  • Cần chú ý cả thực đơn hàng ngày của mẹ bởi các tác nhân gây bệnh có thể đi qua sữa mẹ để xâm nhập vào cơ thể bé.

Bé bị nổi mẩn đỏ: nguyên nhân và cách điều trị

 

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên có thể giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề nổi mẩn đỏ ở trẻ và có hướng chăm con tốt nhất!

SHARE
Previous articleNhững lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn dặm
Next article6 triệu chứng nguy hiểm và 4 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ không thể làm ngơ
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!