Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

3564
0
SHARE

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm hiện nay. Nó là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết mọi người từ trẻ, trung niên cho đến người già, từ người ốm cho đến người béo phì,….Vậy huyết áp thấp là gì? Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp?…. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Huyết áp thấp là gì?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Nhiều người bệnh bị huyết áp thấp thường có chung những biểu hiện bên ngoài như mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhất là khi họ phải thay đổi tư thế đột ngột.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không chỉ đối diện với nguy cơ huyết áp cao mà còn phải đối diện với nguy cơ huyết áp thấp. Cụ thể trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5 đến 10 điểm và huyết áp tâm trương giảm nhiều từ 10 – 15 điểm.

Người bị vấn đề về tim

Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề van tim, đau tim và suy tim.

Người mắc bệnh nội tiết

Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.

Người bị mất nước

Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi.

Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấpBiến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Người bị mất máu

Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.

Người bị nhiễm trùng nặng

Nhiễm trùng trong cơ thể đi vào máu có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, từ đó có thể dẫn đến đe dọa mạng sống, huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.

Người bị dị ứng trầm trọng

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và hạ huyết áp.

Người bị thiếu chất dinh dưỡng

Tình trạng thiếu các vitamin B – 12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.

Người sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, alpha blockers, Beta blockers, Thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm….

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Chế độ dinh dưỡng và rèn luyện cho người bị bệnh huyết áp thấp

Chế độ ăn uống

  • Nên ăn mặn hơn người bình thường.
  • Ăn nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt với những người gầy, nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cân nặng ổn định.
  • Bổ sung chất đạm như thịt, cá trong mỗi bữa ăn. Tăng cường trứng, đậu tương, tăng ăn rau và quả bổ sung vitamin, chất xơ và chất khoáng.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu, uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê.
  • Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Chế độ sinh hoạt

  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 8 h mỗi ngày)
  • Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy phải từ từ.
  • Nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao.
  • Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì tắm lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Người bệnh cũng nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, ….

Chế độ luyện tập

Bạn nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 10 – 15 phút.

Có thể bắt đầu từ những môn nhẹ như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, rồi nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ…Nên tránh các môn dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy đu …

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Bệnh nhân bị tụt huyết áp kéo dài, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Nhiều trường hợp bị huyết áp thấp có thể dẫn đến tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Ngoài ra, trường hợp ít gặp hơn, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…

Huyết áp thấp liên tục

Huyết áp thấp liên tục là huyết áp luôn luôn thấp hơn mức bình thường. Huyết áp thấp liên tục có hai thể:

Huyết áp thấp tiên phát: Do cơ địa hay do cấu tạo của cơ thể, thường xuyên có huyết áp thấp, nhưng không có trở ngại gì trong sinh hoạt. Loại này không có triệu chứng, không cần dùng thuốc điều trị, trừ trường hợp bị ngất, nhất là do lao động chân tay nặng.

Huyết áp thấp hậu phát: Thường do một nguyên nhân nào đó gây ra. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, thoáng ngất, ngón tay, ngón chân lạnh, có khi tím da. 8 nguyên nhân gây huyết áp thấp hậu phát gồm:

  • Cơ thể suy mòn lâu ngày do ung thư, lao, đái tháo đường, xơ gan.
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài.
  • Thiếu máu mạn tính: Do giun móc, do các bệnh mạn tính.
  • Suy tim: thường hạ huyết áp tối đa.
  • Do uống thuốc điều trị huyết áp liều cao hay điều trị kéo dài. Cần kiểm tra huyết áp khi uống thuốc, nhất là loại thuốc methyldopa.
  • Addison: suy vỏ thượng thận, sạm da, người mệt, chóng mỏi các cơ, không làm được các việc gắng sức.
  • Bệnh suy giáp trạng: phù cứng, ấn lõm, mặt béo, môi dày, lưỡi to, các ngón chân, ngón tay cũng mập, chậm chạp, lười suy nghĩ. Huyết áp hạ, mạch nhỏ chậm.
  • Do các bệnh thần kinh: rỗng tủy sống…

Hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra khi đang nằm mà đứng dậy, huyết áp vẫn cố định hoặc giảm đi 10-20mmHg, còn huyết áp tối thiểu tăng lên.

Người hạ huyết áp tư thế đứng là người có huyết áp bình thường, khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, huyết áp tối đa giảm quá 20mmHg và huyết áp tối thiểu bình thường hay hạ.

Triệu chứng: khi đứng dậy, huyết áp hạ, chóng mặt, người loạng choạng, muốn ngất, tim đập nhanh. Thể nặng thì ngất, ngã gục xuống. Nếu người bệnh được nằm thì sẽ hồi phục bình thường.

Nguyên nhân: thường do dùng thuốc làm mất nước ngoài tế bào như dùng thuốc lợi tiểu, do chế độ ăn kiêng muối; dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc trầm cảm, có thai, nhược cơ, thiếu máu… Hạ huyết áp thế đứng còn gặp ở người làm việc trong các ngành nghề phải đứng liên tục nhiều tiếng đồng hồ…

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh huyết áp thấp. Chúc gia đình bạn luôn khỏe nhé!

SHARE
Previous articleTiêu chảy ở trẻ em: cách điều trị và chăm sóc tại nhà
Next articleRôm sảy ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!