Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian

11101
0
SHARE

Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản cho bé gái trai hay con trai là một việc vô cùng quan trọng, Đây cũng là một nghi lễ đầu tiên được coi là có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời của bé.Trong nghi lễ này các bé sẽ được chính thức ra mắt họ hàng và được nhận những lời chúc những món quà ý nghĩa nhất, đồng thời đây cũng được coi là một lời cảm ơn được gửi tới các bà mụ, đức ông đã che chở cho con được khỏe mạnh. Nhưng cách cúng và phong tục như thế nào không phải ai cũng có thể biết bạn sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu cách cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản và đầy đủ nhất nhé.

Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.
Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.

Đầu tiên chúng ta cần phải biết tại sao cần phải cúng đầy tháng cho các bé đã nhé, hay nói các khác chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc của việc nghi lễ cúng đầy tháng cho trẻ.

Tại sao phải làm lễ cúng đầy tháng cho bé?

Ngày xa xưa các ông cha ta đã quan niệm rằng trẻ con sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Các bà mụ sẽ nặn ra hình thù của từng đứa trẻ mỗi một bà sẽ nặn một bộ phận khác nhau.

Như vậy việc cúng đầy tháng này ngoài việc ra mắt tổ tiên họ hàng làng xóm nó còn một ý nghĩa vô cùng quan trọng nữa đó là thay lời cảm ơn đến các Bà Mụ và đức ông đã che chở cho con được khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Một lý do nữa đó là, các bé yếu ớt và mỏng manh mà các bé có thể vượt qua được tháng đầu tiên là một điều vô cùng hạnh phúc và may mắn các ông bố bà mẹ cần mở tiệc ăn mừng điều này.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bà mụ là những bà mụ nào nhé!

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh)
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh)
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai)
4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ (bảo tử)
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.
Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.

Đối với các bé trai và bé gái sẽ có 2 cách tính ngày đầy tháng khác nhau nhé.

Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau , nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 1 ngày.
Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau , nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 2 ngày.

Các bạn lưu ý các nghi lễ thường được cúng vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Và sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái nhé.

Đối với người Việt Nam và văn hóa Phương Đông thì việc cúng đầy tháng cho trẻ là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Sau khi cúng xong mẹ và bé có thể thoải mái đi ra ngoài mà không cần thực hiện kiêng cữ gì nữa nhé.

Chuẩn bị lễ vật mâm cúng đầy tháng

Theo quan niệm dân gian, em bé được hình thành là nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Trong đó bà Chúa chịu trách nhiệm chính, còn 12 bà Mụ làm nhiệm vụ nặn ra hình hài đứa trẻ, mỗi bà mụ phụ trách một bộ phận. Do đó, khi chuẩn bị lễ vật để cúng đầy tháng phải đầy đủ những thứ sau:

Cách cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo dân gian phần 2

Lễ vật cúng 12 bà Mụ:

12 chén chè nhỏ
12 đĩa xôi nhỏ
12 chén cháo nhỏ
12 ly nước
2 đĩa bánh hỏi
12 đĩa bánh dành cho trẻ con
12 đĩa thịt quay
đồ hàng mã (giấy tiền)

Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.
Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.

Lễ vật cúng kính Đức ông:

– 1 con gà luộc
– 1 tô cháo lớn
– 1 tô chè lớn
– 3 đĩa xôi lớn
– 1 miếng thịt quay
– 1 đĩa hoa quả
– trầu cau, hoa, rượu, đồ hàng mã giấy tiền

Ngoài các lễ vật trên thì bạn cần thêm một bình hoa, trà, hương, rượu, nước, đèn, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa

Cách sắp bàn cúng đầy tháng

Việc sắp xếp nghi lễ cũng không phải là việc đơn giản đâu nhé bạn cần thực hiện sao cho đúng nhé. Theo quan niệm dân gian bạn cần sắp xếp theo “Đông bình Tây quả” nghĩa là phía đông đặt bình hoa, còn phía tây đặt lễ vật cúng. Bạn có thể chia làm 2 bàn một bàn lớn để đặt lễ vật cho các bà mụ một bàn đăt lễ cho đức ông hay còn gọi là bà chúa.

Nghi thức cúng đầy tháng

Gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, sau khi mọi người đã đến đông đủ thì chủ nhà hoặc người cúng sẽ bắt đầu nghi lễ bạn thường cúng vào buổi sáng và buổi chiều.

Người cúng sẽ trịnh trọng khấn “Hôm nay, cháu bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.”

Và sau đó sẽ là nghi thức đặt tên cho con nhé.

Nghi thức đặt tên cho con

Nghi thức đặt tên hay còn gọi Xin Keo đây sẽ là nghi thức đặt tên và xin ý kiến bề trên về cái tên của con và các bậc cha mẹ ngày nay làm lễ đó như là báo cáo với các bề trên là tên con như thế này và xin tài lộc cho con vào cái tên đó.

Nghi lễ này bạn sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng.

Nếu chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì bạn cần chọn tên khác cho con trai.

Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.
Cách cúng đầy tháng cho bé gái trai đơn giản đầy đủ nghi lễ nhất theo truyền thống dân gian.

Sau đây là Bài cúng trong lễ đầy tháng cho bé con

Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Lễ đầy tháng này là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, qua đó chúng ta thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Và bạn thực hiện nó theo các quy tắc và lễ nghi truyền thống này nhé.

SHARE
Previous articleCác thực phẩm giúp phòng ngừa dị ứng vào mùa thu
Next articleCách làm món ốc nhồi thịt hấp lá gừng thơm phưng phức
Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Phong thủy có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Đối tượng nghiên cứu của phong thủy chỉ bao gồm 2 loại là Dương Trạch và m Phần. Dương Trạch là nhà ở trên dương gian. Đây là nơi cư ngụ của người sống (người dương). Phong Thủy Dương Trạch nghiên cứu các cách tổ chức sắp xếp nhà ở sao cho vượng, làm cho “người dương” được khỏe mạnh, phát tài. m Phần là mộ phần. Phong Thủy m Phần nghiên cứu về vị trí đặt mộ, các thế mộ, bài trí quanh huyệt mộ… Một số phái phong thủy như: Phái Loan Đầu: nghiên cứu hình thế tự nhiên sông núi, long mạch Phái Hình Tượng: từ sông núi chuyển hóa thành hình tượng để luận đoán Phái Hình Pháp: nghiên cứu cát hung dựa trên 32 thế sát cơ bản Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề phong thủy hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về phong thủy nhà ở, phong thủy đất đai, cách đặt linh vật hợp phong thủy, hay thông tin về các cây cảnh, vòng đá phong thủy,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!