Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

3553
0
SHARE

Mỗi dịp Tết đến thì nhà nhà không thể nào thiếu những đĩa mứt với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau. Hôm nay sucsongkhoe.com xin giới thiệu đến các bạn cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

1. Mứt dừa

Mứt dừa được cho là một trong những món mứt phổ biến nhất trong những ngày tết cổ truyền ở Việt Nam. Để làm món mứt này thì không có gì khó khăn cả chỉ cần một chút thời gian và sự tỉ mỉ. Hôm nay sucsongkhoe.com xin giới thiệu đến các bạn cách làm món thịt xá xíu đậm đà và hấp dẫn, thơm ngon cho cả gia đình.

Nguyên liệu:

– Dừa tươi cả quả. Để làm được một đĩa mứt ngon thì các bạn nên chọn những quả dừa bánh tẻ (dừa không quá non và cũng không quá già thì mứt dừa sẽ ngon, dẻo và có độ bùi bùi hơn khi thưởng thức )

– Đường kính trắng

– Bột đậu xanh. Các bạn có mua sẵn loại đóng gói ngoài các cửa hàng hoặc cũng có thể tự làm bằng cách rang hạt đậu xanh lên rồi au đó cho vào máy xay nhỏ thành bột.

– Dụng cụ nạo

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

– Dừa tươi sau khi mua về ác bạn mang đi gọt bỏ lớp vỏ cứng ở bên ngoài và nạo sạch phần vỏ giấy ở bên trong.

 

– Nếu không có thời gian thì các bạn cũng có thể mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài chợ hay siêu thị hoặc rảnh thì có thể mua dừa về để tự tách vỏ cho đảm bảo. Vỏ dừa cũng khá cứng, nếu chưa có kinh nghiệm thì các bạn nên chọn mua những cùi dừa đã được tách sẵn lớp vỏ cứng ở bên (tránh làm miếng dừa bị vỡ vụn miếng dừa khi tách như vậy khi thành mứt trông sẽ không đẹp ).

Bước 2: Nạo dừa

Đầu tiên các bạn cần bổ đôi quả dừa ra rồi bắt đầu thực hiện nạo theo chiều ngang (theo vành ngang vừa được cắt) để thu được sợi dài và mỏng.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Sau khi nạo xong thì các bạn nên rửa sạch lại với nước khoảng từ 2 – 3 lần và ngâm vào trong chậu nước sạch trong khoảng từ 12 – 14 giờ để loại bớt dầu dừa chứa trong đó.

– Tiếp tục các bạn vớt cùi dừa ra và lại rửa với nước sạch thêm khoảng 2 – 3 lần cho hết hẳn phần dầu và đổ vào rổ rồi để cho ráo nước.

– Bạn cũng có thể ngâm cùi dừa vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 75 – 80 độ để có thể khử bớt dầu dừa nhanh đồng thời tiết kiệm thời gian.

Bước 3: Ướp dừa

– Cùi dừa sau khi nạo thành miếng được khử hết dầu và để ráo nước thì các bạn bắt đầu ướp đường cùng với sữa đặc theo tỷ lệ 1 kg đường : 1 kg dừa và thêm vào một chút sữa đặc để có thể tăng thêm vị béo ngậy cho dừa sau khi hoàn thành công đoạn làm mứt.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Tiếp theo để cho dừa được ngấm đều đường và sữa thì các bạn nên ngâm trước khoảng 4 đến 4 tiếng rồi mang đi sao khô.

Bước 4: Công đoạn sao mứt

– Sau khi đã đảm bảo rằng đường, sữa tan hết và đã ngấm đều vào trong dừa thì các bạn đặt một chiếc chảo lên trên bếp đun nóng rồi đổ hết phần dừa vào. Lưu ý là đổ hết cả phần nước mà trong quá trình ngâm chảy ra. Đun chảo mứt dừa với mức lửa nhỏ để dừa khô dần dần, các bạn không nên vặn to vì như vậy sẽ làm dừa dễ bị cháy.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Đảo thật nhanh tay và đều tay để cho dừa không bị dính xuống dưới đáy chảo gây tình trạng cháy sém. Sau khi thấy miếng dừa đã tách rời nhau và xuất hiện bụi phấn trắng do đường khô lại bám trên bề mặt của mứt thì các bạn tắt bếp. Để chảo trên bếp thêm một lúc nữa thì các bạn cho dừa bày ra đĩa hoặc dụng cụ bảo quản tùy ý.

– Đợi dừa nguội hẳn thì các bạn mới bắt đầu đổ dừa ra một rổ lớn sau đó trải đều ra. Lưu ý là để ở những nơi thoáng mát trong vòng 1 ngày sau đó mới cất vào lọ thủy tinh để dùng dần.

2. Mứt gừng

Nguyên liệu:

– Gừng non

– Chanh (dấm)

– Vani

– Đường

Thực hiện:

– Gừng để làm mứt các bạn nên chọn những củ non hoặc các củ bánh tẻ để không bị xơ và có vị quá cay nồng. Rửa sạch lượng đất cát bám vào xung quanh củ gừng, sau đó dùng dao cạo sạch bỏ đi lớp vỏ bên ngoài.

– Dùng dao sau đó thái gừng thành những lát thật mỏng.

– Cho gừng vào trong nồi, đổ ngập nước rồi đặt nồi lên bếp đun sôi gừng trong khoảng từ 2-3 phút. Sau đó các bạn đem chắt bỏ phần nước luộc gừng rồi lại tiếp tục cho nước mới vào luộc. Cứ thực hiện luộc như vậy lặp đi lặp lại khoảng từ 2 -3 lần. Tùy theo bạn thích ăn cay nhiều hay ít mà có những lần luộc gừng cho phù hợp.

– Vắt vào trong nồi nước luộc gừng một chút nước cốt của 1 quả chanh ở lần luộc cuối cùng để gừng được trắng hơn.

– Rửa gừng lại với nước khoảng từ 2-3 lần để có thể loại bỏ bớt đi vị chua của chanh cũng như vị cay của gừng. Sau đó các bạn đem ướp gừng cùng với đường kính trắng. Các bạn ướp theo tỉ lệ : 1kg gừng thì lượng đường tương ứng là khoảng 500 gam.

– Tốt nhất các bạn nên để đường tan hoàn toàn rồi sau đó mới mang đi sên gừng thành mứt hoặc có thể ướp gừng cùng với đường trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi sên luôn cũng được.

– Cho gừng và cả nước đường ướp gừng tiết ra vào trong một cái chảo .

– Chú ý là nên sên gừng ở mức lửa trung bình, thi thoảng các bạn dùng đũa đảo đều cho gừng thấm đủ đường.

– Khi nước đường trong chảo đã cạn sền sệt thì các bạn bắt đầu hạ lửa xuống thật nhỏ. Dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi nào thấy đường kết tinh thành dạng phấn trắng bám vào xung quanh miếng gừng là được.

– Nhỏ vào trong chảo một vài giọt vani rồi lại tiếp tục đảo thêm khoảng 1-2 phút nữa trên bếp để món mứt gừng thêm thơm ngon.

– Sau đó các bạn nhấc chảo mứt gừng này xuống, vẫn tiếp tục đảo như vậy thêm 1 phút nữa cho mứt gừng được khô hẳn.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Đợi mứt gừng được nguội hẳn thì các bạn đem cất vào một cái lọ thủy tinh hoặc túi nilon để dùng dần.

3. Cách làm mứt gừng dẻo

Nguyên liệu:

– gừng non : 200 gam

– dứa (hay trái thơm) : 1/3 quả

– đường vàng : 150 gam

– nước cốt chanh : 1 thìa cà phê

Thực hiện:

– Gừng các bạn mang đi bào vỏ rồi thái thành những sợi nhỏ. Dứa gọt bỏ lõi rồi cũng thái hay băm nhỏ đều được.

– Nấu thêm 1 nồi nước nữa sau đó cho vào khoảng 1/2 thìa cà phê muối. Nước sôi thì bắt đầu cho gừng vào luộc trong khoảng 4 phút. Sau đó các bạn đổ gừng ra một cái rổ xả qua nước lạnh cho thật sạch và để cho ráo.

– Gừng, đường, dứa các bạn cho hết vào trong một cái nồi/ chảo không dính để trộn đều. Để thêm khoảng 1 tiếng nữa cho đường tan.

– Bắc chảo gừng lên bếp sau đó các bạn tiến hành sên với lửa vừa khoảng từ 10-15 phút.

– Sau đó tiếp tục hạ lửa cho thật nhỏ rồi cứ tiếp tục sên cho đến khi các bạn thấy nước đường sánh lại. Khi nào thấy nước đường sánh lại thì các bạn hãy cho vào một thìa cà phê nước cốt chanh vào và lại tiếp tục sên thêm trong khoảng 20 phút nữa để đường kết được dính với nhau giống như mạch nha là tắt bếp.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Chờ mứt gừng dẻo nguội thì các bạn mới cho vào trong một cái hũ thủy tinh nhỏ rồi nhớ là bảo quản ở những nơi thoáng mát.
4. Cách làm mứt cà rốt

Nguyên liệu:

– cà rốt loại củ lớn, da nhẵn, đỏ tươi : 1 kg

– đường : 600 gam

– vôi trong : 3 bát

– Bột Vanilla

Thực hiện:

– Cà rốt các bạn mang đi nạo sạch vỏ rồi rửa sạch sau đó đem thái thành từng miếng vuông hoặc có hình bông hoa tùy ý hơi dày một chút rồi sau đó ngâm cùng với nước vôi khoảng từ 2-3 giờ, sau đó đem đi rửa sạch lại một lần nữa.

– Chần cà rốt sơ qua với nước sôi sau đó các bạn vớt luôn ra để ráo.

– Ướp cà rốt cùng với đường kính trắng trong 2 giờ, đến khi nào thấy đường được tan thành nước.

– Bắc chảo lên trên bếp sau đó cho nóng già rồi đến cho hỗn hợp cà rốt và đường kính vào sau đó đun cho thật nhỏ lửa, dùng một cái đũa to để đảo thật đều tay.

Cách làm mứt Tết lạ miệng sum họp gia đình

– Tới khi nào các bạn thấy đường được quyện lại thì bắt đầu cho vanilla vào, đảo thật đều tới khi đường được bám vào bề mặt miếng những miếng cà rốt tạo thành lớp bột màu trắng trong vô cùng đẹp măt như vậy là được.
Hy vọng với các cách làm mứt đơn giản trên đây sẽ được các mẹ, các chị áp dụng thành công và ngon để mùa tết đến, xuân về thêm ý nghĩa.

Chúc các bạn thành công với món mứt Tết này nhé!

SHARE
Previous articleNhóm bệnh dễ mắc lúc giao mùa hè sang mùa thu
Next articleCách làm 2 món khô cay nồng cho ngày Tết thêm ấm áp
Lễ cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Vì mang ý nghĩa quan trọng nên các cặp đôi thường hay chú trọng và chuẩn bị ngày trọng đại của cuộc đời mình sao cho hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch, lên ý tưởng, chọn chủ đề cho một đám cưới,... là những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các cặp đôi không thực sự dễ dàng để thực hiện. Bởi một điều là bất kỳ cặp đôi nào cũng muốn lễ cưới của mình sao cho thật long trọng, đáng nhớ và đầy cảm xúc nhất. Một lễ cưới bao gồm các hạng mục công việc quan trọng như chọn chủ đề cưới, phong cách trang trí tiệc cưới, địa điểm tổ chức lễ cưới, địa chỉ uy tín chụp ảnh cưới, mẫu áo cưới hay tông makeup cưới,... Tuy nhiên, tùy vào điều kiện mà các cặp đôi nên chọn phong cách đơn giản hay sang trọng để tổ chức ngày hạnh phúc của mình. Hiện nay, các chủ đề cưới được các cặp đôi ưa chuộng như Vintage, Boho, Rustic, Ethereal Neutral, Sparkle,... Nếu như đám cưới là giây phút trọng đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng hai bạn đã thực sự là của nhau, thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Nhiều người quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ đưa đến một đời sống vợ chồng hạnh phúc, viên mãn. Chính vì lẽ đó nên tuần trăng mật là một trong những sự kiện mà các cặp đôi quan tâm đặc biệt… Để giúp các cặp đôi chuẩn bị ngày hạnh phúc của mình một cách trọn vẹn nhất, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề mùa cưới một cách hay nhất, ý nghĩa nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi sẽ truyền tải các thông tin về kế hoạch tổ chức đám cưới, cập nhật các mẫu áo cưới và các tông makeup mới nhất, tinh tế nhất, các địa điểm chụp ảnh cưới xuất sắc nhất,... một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Kính mời bạn đọc đón xem!