Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?

3655
0
SHARE

Cho bé bú uống sữa đậu nành đang là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn vì sữa đậu nành có hương vị thơm ngon, thành phần giàu chất dinh dưỡng, không những trẻ nhỏ mà người lớn cũng rất thích loại sữa này. Tuy nhiên, cho bé bú mẹ lại kết hợp uống thêm sữa đậu nành liệu có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hay không? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các mẹ hãy cùng sucsongkhoe.com tham khảo bài viết sau đây nhé!

Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?

Sữa đậu nành có thật sự giàu chất dinh dưỡng?

Đậu nành rất giàu năng lượng và acid béo không no, là năng lượng lành tính với trẻ nhỏ. Chất đạm có trong đậu nành là loại đạm thực vật tốt nhất, chứa nhiều acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được và lượng đạm trong đậu nành cao hơn lượng đạm trong thịt, điều này giúp trẻ uống sữa đậu nành được bổ sung đầy đủ và hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn so với các loại thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn chứa canxi rất tốt cho xương và phát triển chiều cao cho bé. Đồng thời, nó còn chứa mangan là loại chất cần thiết cho não bộ và các tế bào thần kinh.

Nhờ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vậy, sữa đậu nành có thể giúp cho bé phòng tránh các bệnh lây nhiễm, bệnh tim mạch và thậm chí là cả bệnh ung thư.

Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?

Có nên cho bé bú uống sữa đậu nành kết hợp sữa mẹ hay không?

Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sở thích của mỗi bé thì người mẹ có quyết định cho bé bú uống sữa đậu nành kết hợp sữa mẹ hay là không. Sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng thích uống sữa đậu nành.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu đời mẹ không nên cho bé uống sữa đậu nành mà chỉ nên cho bé bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chỉ dung nạp được sữa mẹ.

Đối với trẻ trên 6 – 8 tháng, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa đậu nành. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý, khi mới bắt đầu mẹ nên cho bé uống với một lượng vừa phải xem bé có thích uống sữa đậu nành hay không, và mẹ cũng nên chú ý xem hệ tiêu hóa của trẻ có biểu hiện khác thường sau khi uống sữa đậu nành không rồi mới quyết định có nên tiếp tục cho bé uống hoặc ngưng hẳn.

Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?

Những điều cần lưu ý khi cho bé uống sữa đậu nành

  • Đun sôi sữa đậu nành trước khi cho bé bú

Nếu cho trẻ uống sữa đậu nành không đun sôi sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy và xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc.

  • Không được cho bé bú sữa đậu nành khi bé đói

Cho bé uống sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein trong sữa không được tiêu hóa hết, cơ thể bé sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

  • Không nên cho thêm đường đỏ

Cho thêm đường đỏ vào trong sữa dẫn đến việc làm mất đi chất dinh dưỡng

  • Không nên dùng bình giữ nhiệt để chứa sữa

Nếu bạn sử dụng bình giữ nhiệt để chứa sữa thì sẽ làm cho vi khuẩn phát triển và sữa có thể bị hỏng.

  • Không nên cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành

Cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng và không bỏ bú.

  • Không nên cho bé uống sữa đậu nành với thuốc

Uống sữa đậu nành cùng với thuốc sẽ khiến phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra một số tác dụng phụ.

  • Không nên đánh trứng gà với sữa đậu nành

Khi cho bé uống sữa đậu nành có đánh trứng sẽ gây cho trẻ nhỏ khó tiêu, đầy bụng dẫn đến nôn ói.

  • Khi mẹ thường xuyên cho bé uống sữa đậu nành hơn các loại sữa khác, mẹ nên bổ sung thêm vitamin B12 cho trẻ.
  • Trẻ bị dị ứng với sữa đậu nành, không nên cho bé uống sữa đậu nành.
  • Mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 – 2 ly.
  • Mẹ có thể tự nấu sữa đậu nành tại nhà, nếu không có thời gian mẹ nên tìm mua sản phẩm uy tín.

Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết: “Cho bé bú uống sữa đậu nành cùng với sữa mẹ có tốt không?” có thể giúp bạn có được hướng chăm sóc con trẻ tốt nhất.

Chúc các bạn thực hiện thành công và cũng đừng quên sucsongkhoe.com để được cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nhé!

SHARE
Previous articleTop 3 quán cà phê đẹp nức tiếng ở Bình Tân
Next articleCách làm bánh xèo Nhật bản cực ngon
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!