Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

3861
0
SHARE

Cho bé ăn dặm đúng cách là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm hàng đầu. Đến vào tầm độ tuổi 6 tháng, bên cạnh nguồn sữa mẹ quý giá, bé yêu của mẹ nên được bắt đầu làm quen với những bữa ăn nhẹ. Để giúp mẹ cho bé ăn dặm đúng cách, hôm nay chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề ăn dặm của bé nhé! Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

Nhận biết những dấu hiệu khi bé muốn ăn dặm

  • Bé của mẹ có vẻ như không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Sau khi bú no sữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
  • Trước đây bé thường ngủ suốt đêm nhưng bây giờ thì lại thức dậy đòi bú “nửa hiệp”.

Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

Những nguy cơ khi cho trẻ ăn dặm quá sớm

Có nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Tuy nhiên, nếu cho ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo, bé rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống. Nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Mẹ cho bé ăn dặm sớm có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. Ăn bột làm bé no bụng, gây giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới kém bú. Trong khi bột không thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của bé như sữa.

Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.

Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

Một số bé cơ địa dễ dị ứng, nếu cho ăn dặm sớm còn làm tăng nguy cơ dị ứng ở bé. Kèm theo dị ứng là đau bụng và tăng tỷ lệ bị bệnh chàm.

Mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Tốt nhất, nên hỏi trực tiếp bác sĩ về thời điểm ăn dặm của con.

Những tác hại không đáng có khi cho con ăn dặm quá sớm

Với mong muốn con có đủ chất để phát triển, nhiều cha mẹ đã “nỗ lực” chế biến thức ăn cho bé ăn từ lúc trẻ mới được 3 – 4 tháng tuổi. Đó là một sai lầm của họ và hậu quả là có một số trẻ phải nhập viện vì táo bón hoặc tiêu chảy…

Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn.

Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

Khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn; theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng phù hợp.

Khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và tư vấn. Không nên liên tục đổi sữa vì có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn.

Mẹ cần tạo cho bé một thói quen ăn dặm ngay từ đầu

Tạo lập thói quen cho bé ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày rồi dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày.

Thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4 – 6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa.

Khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6.

Lời khuyên xoay quanh vấn đề cho bé ăn dặm đúng cách

Từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):

  • 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 – 200 ml
  • 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
  • 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml
  • 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml
  • 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình.

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên có thể giúp mẹ cho bé ăn dặm đúng cách để con trẻ có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!

SHARE
Previous articleTư thế ngủ dành cho mẹ bầu giúp mẹ bầu thoải mái và an toàn dễ sinh
Next articleSinh con theo ý muốn dựa trên cách tính tuổi và các quẻ bát quái
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!