Mẹo chế biến bò bít tết ngon đúng chuẩn nhà hàng Châu Âu

4181
0
SHARE

Bò bít tết được xem là một trong những món ăn phong cách Châu Âu rất được yêu thích tại các nhà hàng sang trọng. Để thưởng thức món ăn này một cách chuẩn vị nhất bạn sẽ tốn một số tiền khá chát khi đến đây. Vậy tại sao bạn không tự tay chế biến món ăn này tại nhà thay vì đến nhà hàng sang trọng? Đến với 9 mẹo chế biến món bò bít tết hoàn hảo sau đây, sucsongkhoe.com sẽ giúp bạn cải thiện tay nghề nấu nướng trong món ăn “khó nhằn” này đấy.

Bò bít tết

Chọn thịt

Nhiều đầu bếp tại gia sẽ nghĩ rằng muốn làm món bì bít tết này thì phải chọn phần thịt ngon nhất trên con bò. Thế nhưng điều này được các đầu bếp chuyên gia chia sẻ là không hẳn cần như vậy.

“Bạn nên nhớ, mỗi miếng thịt lại phù hợp với những món ăn khác nhau. Với món bít tết, bạn nên chọn miếng thịt có những đường vân mỡ bên trong, như thế khi nấu, mỡ bò chảy ra sẽ làm miếng thịt ngậy và không bị khô.”  Một đầu bếp tại nhà hàng Châu Âu chia sẻ.

Do đó bạn nê chọn theo mẹo này để món ăn ngon hơn nhé.

Bò bít tết

Nên rã đông thịt trước khi nấu

Nếu như bạn sử dụng thịt đã để đông lạnh trong ngăn đá, thì trước khi nấu bạn cũng như những thịt khác, cần rã đông trước khi ướp gia vị. Như thế miếng thịt sẽ không bị mủn và gia vị sẽ ngấm đều hơn.

Bò bít tết

Dụng cụ nướng thịt

Dụng cụ để làm bò bít tết rất đa dạng và dễ dùng như: vỉ nướng, chảo gang, lò nướng,… Điều duy nhất cần lưu ý khi chế biến bít tết là bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và độ truyền nhiệt của dụng cụ. Một dụng cụ nướng thịt truyền nhiệt tốt sẽ ảnh hưởng đến miếng thịt bò có tốc độ chính nhanh hay chậm, đều hay không.

Độ nóng của lò nướng

Để việc nướng steak thật hoàn hảo như tại nhà hàng, bạn cần chỉnh lò nướng ở nhiệt độ 450 độ F hay còn biết là 232 độ C. Lò nướng phải thật nóng thì món bò bít tết mới có thể hoàn hảo.

Nếu bạn sử dụng cách nấu với áp chảo thì khi bỏ thịt vào bạn cần chỉnh lửa vừa. Thời gian áp chảo không được quá lâu mà chỉ khoảng 3 phút, đợi xém vàng là lật, khi miếng thịt ngả vàng thì hạ nhiệt để thịt chín kĩ từ trong.

Bò bít tết ăn tái thì ngon nhất nên bạn đừng cố gắng làm cho thịt quá chín bởi bò rán chín kĩ sẽ khô và mất ngọt. Trong lúc áp chảo, có thể thả chút tỏi đập dập để nó hòa quyện mùi với món ăn hơn.

Bò bít tết

Sử dụng gia vị ướp đơn giản

Điều cần chú ý tiếp theo chính là gia vị ướp bít tết càng đơn giản thì càng ngon. Chỉ cần tiêu muối, dùng tay xoa kĩ để miếng thịt ngấm gia vị, nêm dầu oliu, để miếng thịt nghỉ 30 phút trước khi chế biến.

Bò bít tết

Sử dụng kẹp để trở miếng thịt

Một sai lầm khi chế biến bò bít tết này chính là không dùng dĩa hoặc vật có đầu nhọn để lật thịt. Điều này sẽ làm thủng mặt ngoài khiến miếng thịt mất nước ngọt vốn có và trở nên bị khô. CHo nên bạn hãy sử dụng kẹp để trở thịt nhé.

Đồng thời khi trở thịt không nên quá mạnh tay hay ấn lên bề mặt miếng thịt, tránh cho nước trong thịt chảy ra ngoài, làm mất độ ngọt tự nhiên. Bạn cũng không nên trở miếng thịt quá nhiều lần.

Bò bít tết

Căn thời gian nướng thịt

Ban đầu nên rán thịt với lửa to trong 2-3 phút, đủ để tạo thành lớp thịt xém vàng phía bên ngoài. Lật sang mặt kia và rán thêm 1-2 phút vẫn với mức lửa to. Tắt bếp, thêm ít bơ vào chảo trước khi cho chảo vào lò nướng. Thời gian nướng khoảng từ 6-8 phút, tùy theo thời gian và độ lớn của miếng thịt.

Nếu miếng thịt quá to, bạn có thể cắt ra theo khối vừa vớ kích cỡ của một xuất ăn.

Bò bít tết

Kiểm tra độ chín của thịt

Có hai cách để kiểm tra độ chín của thịt mà không cần cắt ra.

– Cách một: sử dụng nhiệt kế để kiểm tra mức độ chín của miếng thịt. Ví dụ nướng ở phút thứ 6 miếng thịt vẫn có độ đỏ hồng ở bên trong, phút thứ 8 miếng thịt chín kĩ hơn và có màu phấn hồng.

– Cách hai: Dựa vào độ rắn của miếng thịt để biết màu của nó ở bên trong.

  • Tái –  bên trong miếng thịt còn rất đỏ, ẩm và hơi ấm,
  • Chín tái – bên trong miếng thịt còn đỏ và miếng thịt nóng,
  • Chín tới – ở giữa miếng thịt có màu đỏ, xung quanh là màu hồng và thịt có độ nóng,
  • Chín vừa – bên trong miếng thịt có màu hồng và nóng,
  • Chín – bên trong miếng thịt mất hẳn màu hồng, các thớ thịt có màu nâu xám nhưng vẫn giữ được độ ẩm, thịt rất nóng.

Bò bít tết

Xử lý sau khi thịt chín

Sau khi thịt chín, bạn nên để thịt ra ngoài nguội khoảng từ 1 đến 2 phút cho nước ngọt ngấm ngược trở lại bên trong thịt. Nếu như bạn vừa lấy miếng thịt ra khỏi lò là cắt ngay, sẽ làm nước thịt bên trong chảy hết ra ngoài.

Bạn nên trang trí bò với măng tây hoặc khoai tây chiên để tăng thêm hương vị khi thưởng thức nhé!

Bò bít tết

Vậy là chỉ cần áp dụng những mẹo hay trên đây, bạn sẽ không phải ra ngoài những nhà hàng sang trọng mà vẫn thưởng thức được món bò bít tết chuẩn vị Châu Âu rồi nhé. Chúc các bạn thành công và thật ngon miệng với món ăn này nhé.

SHARE
Previous articleCách tự chế tinh dầu bưởi tại nhà để mái tóc chắc khỏe tràn đầy sức sống
Next articleMẹo phân biệt các loại rau củ quả Việt Nam với Trung Quốc
Mỗi Quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những ngày lễ truyền thống ấy, người dân ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đều thực hiện những nghi lễ khác nhau nhằm bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên hay những người anh hùng có công với đất nước. Các ngày lễ theo âm lịch: 1/1 - Ngày Tết Nguyên Đán: Là ngày khởi đầu một năm mới và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. 15/1 - Ngày Tết Nguyên Tiêu: trong ngày này mọi người thường đi lễ chùa, lễ phật để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng. 3/3 - Ngày Tết Hàn Thực: vào ngày người dân Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên những món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. 10/3 - Giỗ Tổ Hùng Vương: Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước. 15/4 - Lễ Phật Đản: Là một trong những ngày lễ lớn nhất của đạo Phật. 5/5 - Tết Đoan Ngọ: Trong dân gian ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các loài sâu bọ trên cánh đồng để bảo vệ mùa màng. 15/7 - Lễ Vu Lan: Là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 15/8 - Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày Tết Đoàn Viên, đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau đoàn tụ. 10/10 - Tết Thường Tân hay còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc. 15/10 - Tết Hạ Nguyên: Là ngày tết ăn mừng mùa màng mới của người dân miền núi, ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày tết của người dân tộc Kinh. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời: đây là ngày mà các gia đình Việt thường dùng cá chép làm lễ vật dâng cúng để tiễn ông Táo Quân về trời. Ngày lễ theo dương lịch: 1/1 - Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày quan trọng với rất nhiều Quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là những Quốc gia ở Châu u. 14/2 - Lễ tình nhân (Valentine) là ngày kỉ niệm dành cho các cặp đôi yêu nhau. 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam:là ngày tôn vinh những cán bộ y tế, các bác sĩ và những người đang làm trong ngành y. 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền lịch sử nước nhà. 30/4 - Ngày giải phóng miền Nam, ngày chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. 1/5 - Ngày Quốc tế Lao động để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới. 7/5 - Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, mở ra cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. 13/5 - Ngày của mẹ, là ngày bày tỏ lòng biết ơn của con cái đối với người mẹ của mình. 19/5 - Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc. 1/6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi, đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. 17/6 - Ngày của cha, là ngày tôn vinh công lao của những người đã làm cha. 21/6 - Ngày báo chí Việt Nam, kỉ niệm sự ra đời của ngành báo chí. 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc. 2/9 - Ngày Quốc Khánh - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc. 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ. 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề ngày lễ hay và ý nghĩa nhất. Các thông tin về các hoạt động trong ngày lễ, các món ăn hay các câu chúc ý nghĩa,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách ý nghĩa nhất nhé! Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc tận hưởng những ngày nghỉ lễ hạnh phúc!