Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

4105
0
SHARE

Mỗi một vùng miền khác nhau sẽ mang một phong tục đám hỏi riêng mang những nét đặc trưng khu vực đó. Ở miền Nam thì phong tục đám hỏi mang một tính chất phóng khoáng hơn hai miền Bắc và Trung nhưng chúng không kém phần trang trọng. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu điều khác biệt rõ ở ba miền như thế nào nhé. Chúng tôi xin chia sẻ phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo cho bạn cùng tham khảo nhé.

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Cũng giống với những phong tục tập quán cơ bản của người Việt thì Người cả ba miền đều có những phong tục giống nhau nhưng điều khác biệt rõ nhất đó là ở lễ ăn hỏi miền Nam, nhà gái thường yêu cầu số lượng tráp lễ là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp. Bởi với người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Một điểm cần phải đặc biệt lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ.

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam
Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Và đây cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và sự hình thành gia đình trong sự đầm ấm, và tài vượng. Đám hỏi là việc mà nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước người con gái (hay đó là rước hạnh phúc) về cho gia đình mình.

Người Miền Nam nói chung thường có những quy tắc là số lượng mâm quả Đám Cưới sẽ phải nhiều hơn mâm quả Đám Hỏi, ví dụ, nếu Đám Hỏi chuẩn bị 4 thì Đám Cưới phải là 6 quả, còn nếu Đám Hỏi chuẩn bị 6 thì Đám Cưới sẽ là 8 quả.

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo
Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Tuy nhiên, đối với người miền Tây, khi tổ chức Lễ Đám Hỏi họ sẽ yêu cầu 20 quả rất hoành tráng, nhưng đến khi tổ chức Lễ Cưới thì rút gọn lại chỉ còn 6 quả. Vì vậy nói chung là đối với mâm quả cưới thì phải “nhập gia tùy tục”, giữa hai gia đình thỏa thuận thống nhất với nhau. Nếu gặp phải tình huống này thì nên chuẩn bị mâm quả theo ý kiến nhà gái sẽ tốt nhất.

Trong số các mâm quả sẽ có mâm quả, có bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, đây thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ. Những chiếc bánh phu thê với sự chúc phúc thành đôi hay đó là sự se duyên vợ chồng dành cho cặp đôi đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Nam.

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo
Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Sẽ có rất nhiều lựa chọn mâm quả sao cho thật phù hợp với yêu cầu mỗi nhà, sau đây chúng tôi gợi ý 2 mâm quả được sử dụng phổ biến cho đám hỏi tại miền Nam bao gồm:

Mâm quả thứ 1:
– Mâm quả Trầu – Cau
– Mâm quả Trà – Rượu – Đèn
– Mâm quả Trái Cây
– Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê)
– Mâm quả bánh kem Mâm quả Xôi Gấc – Gà

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo
Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Mâm quả thứ 2:
– Mâm quả Trầu – Cau
– Mâm quả Trà – Rượu – Đèn
– Mâm quả Trái Cây
– Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê)
– Mâm quả Heo Quay (hoặc Heo Sữa Quay)
– Mâm quả Xôi Gấc – Không có gà

Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo
Phong tục tập quán đám hỏi ở miền Nam vô cùng độc đáo

Đó là đặc trưng của đám hỏi miền Nam, và ngoài ra tiến hành nghi lễ thì đa phần đều có các bước giống nhau cho cả 3 miền.

Với những chia sẻ của chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về lễ hỏi của người niềm Nam, và giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa mâm hoa quả của họ.

Chúc các bạn luôn có một cuộc sống hạnh phúc nhất.

SHARE
Previous articleDanh sách công việc để chuẩn bị cho một đám cưới.
Next articlePhong tục tập quán đám hỏi của người miền Trung.
Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Phong thủy có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Đối tượng nghiên cứu của phong thủy chỉ bao gồm 2 loại là Dương Trạch và m Phần. Dương Trạch là nhà ở trên dương gian. Đây là nơi cư ngụ của người sống (người dương). Phong Thủy Dương Trạch nghiên cứu các cách tổ chức sắp xếp nhà ở sao cho vượng, làm cho “người dương” được khỏe mạnh, phát tài. m Phần là mộ phần. Phong Thủy m Phần nghiên cứu về vị trí đặt mộ, các thế mộ, bài trí quanh huyệt mộ… Một số phái phong thủy như: Phái Loan Đầu: nghiên cứu hình thế tự nhiên sông núi, long mạch Phái Hình Tượng: từ sông núi chuyển hóa thành hình tượng để luận đoán Phái Hình Pháp: nghiên cứu cát hung dựa trên 32 thế sát cơ bản Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề phong thủy hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về phong thủy nhà ở, phong thủy đất đai, cách đặt linh vật hợp phong thủy, hay thông tin về các cây cảnh, vòng đá phong thủy,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!