Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú mà bạn đọc cần biết

4561
0
SHARE

Đăng ký tạm trú, theo quy định của Luật Cư trú, là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú cho họ. Cụ thể là, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục khai báo tạm vắng và đăng kí tạm trú, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết bên dưới mà chúng tôi vừa cập nhật nhé!

Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú
Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú

Đối tượng phải thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng

Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú 2013 quy định về khai báo tạm vắng:

Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú

Về thủ tục khai báo tạm vắng theo Điều 32 Luật cư trú 2013

Hồ sơ khai báo tạm vắng gồm:

+ Phiếu khai báo tạm vắng

+ Xuất trình chứng minh nhân dân

+ Thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định

Thời hạn nộp hồ sơ: 

Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú

Thời hạn giải quyết

Ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ . Trường hợp cần xác minh, thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 35/2014 ngày 09/9/2014).

Lệ phí khai báo tạm vắng: không

Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú

Về thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú 2013 quy định như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

+ Bản khai nhân khẩu

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

+ Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

Nơi nộp hồ sơ:

Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.

Lệ phí đăng ký tạm trú:

Theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú

Trên đây là những thông tin về thủ tục khai báo tạm vắng và đăng ký tạm trú mà bạn đọc cần biết. Chúc các bạn thành công và cũng đừng quên đồng hành cùng chúng tôi mỗi ngày để được cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn hơn nhé!

SHARE
Previous articleThủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác được diễn ra như thế nào?
Next articleHướng dẫn làm thủ tục lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp khi quá thời hạn
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!