Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

7575
0
SHARE

Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

Có lẽ, nếu bạn là một người đã tìm hiểu và ngắm nhìn khá nhiều chú chó. Bạn sẽ không khó để tìm kiếm ra một chú chó chân vòng kiềng. Đó là các chú chó có bị tật ở phần chân sau, hầu như đều bị mọi người nhầm lẫn là chó chân bị hạ bàn. Chứ không phải là chó bị bệnh chân vòng kiềng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc mà bạn đang có.

Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

Nguyên nhân dẫn đến cho bị chân vòng kiềng:

Môi trường sinh hoạt:

  • Nếu chú chó nhà bạn ít vận động và ít được bạn cho đi tập thể dục hàng ngày. Đồng thời chú chó thường xuyên phải tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt như sàn gỗ, gạch men,..
  • Nếu như phải tiếp xúc quá lâu với các bề mặt này. Chú chó sẽ dần phải thích nghi để tránh bị trơn trượt, móng chân chú chó sẽ không thể bấu vào bề mặt trong lúc di chuyển. D
  • Điều này cực kỳ nguy hại cho ác bộ phận như gân chân, dây chằng, cơ bắp. Vì vậy mà phần xương chân của chú chó bắt buộc phải thích nghi với cuộc sống hiện tại của chú chó.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày rất cần thiết. Nhưng, nếu không được cân bằng, nó sẽ gây nguy hại không nhỏ đến sức khỏe của chú cún cưng.
  • Nhiều người muốn chú chó nhà mình mau chóng lớn lên. Với vóc dáng to khỏe, nên đã cho chú chó nhà mình ăn nhiều thức ăn. Lượng lớn thức ăn dung nạp vào cơ thể với nhiều bữa ăn.
  • Với một số quan niệm như cho chó ăn thật nhiều canxi sẽ giúp cho xương khớp của chú chó phát triển tốt hơn và làm cho hệ vận động của chú cún sẽ có thể phát triển tốt hơn nữa. Nhưng, nếu bạn cố gắng làm như vậy thì chú chó nhà bạn sẽ bị tăng cân nhanh. Mà hệ xương khớp ở thời điểm đó chưa thể đáp ứng được. Cũng có thể là do chú chó nhà bạn không được vận động hàng ngày, nên hệ xương khớp và vận động chưa đủ mạnh để chịu lực tác động từ cơ thể dồn xuống.
  • Việc không được vận động nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho chú chó nhà bạn bị chân vòng kiềng. Căn bệnh chân vòng kiềng có thể còn do chú chó nhà bạn không được tắm nắng đủ trong một ngày và diễn ra thường xuyên.

Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

Cách nhận biết bệnh chân vòng kiềng ở chó

  • Chú chó khá béo, hệ xương khớp của chú chó chưa chịu đựng được trọng lượng của cơ thể đè nén. Thời điểm này, chú chó của bạn sẽ ít vận động hơn. Do đôi chân lúc này vận động sẽ bị đau.
  • Chân đau do phần cơ thể nặng nền phía trên đè xuống, làm chúng thường có biểu hiện run chân mỗi khi đi lại và đứng lại khiến chúng đau đớn.
  • Nếu như nhầm lẫn căn bệnh chân vòng kiềng với chân hạ bàn. Mọi người sẽ thường cho chó ăn nhiều hơn, nhưng thấy tình hình không hề cải thiện. Mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bởi đây không phải bệnh chân hạ bàn.
  • Điều này bạn có thể nhận thấy, nếu xác định sai giữa hai căn bệnh này. Nếu bạn cho chó ăn càng nhiều bệnh càng nặng. Không hề giống với việc chó cần bổ sung canxi sẽ có phần thuyên giảm như chó bị chân hạ bàn ở chó.
  • Vậy nên, trước khi  xác định nguyên nhân căn bệnh chú chó của mình mắc phải. Bạn nên xem xét lại khẩu phần ăn hàng ngày đã đáp ứng đủ canxi hay chưa? Xem chú chó của mình có thường xuyên được vận động hay chưa? Từ việc phân tích sau khi tổng hợp thông tin,  bạn sẽ có thể nhận định được chú chó nhà mình mắc bệnh gì.

Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

Cách phòng tránh căn bệnh chân vòng kiềng ở chó:

  • Công đoạn chọn chó, mua chó cần phải xem xét kĩ chú chó đó chân trước có điều gì bất thường về đi lại hay dấu hiệu gì lạ không? Kiểm tra đầu gối trước có thẳng không bằng cách nắm bóp chân cho chú chó.
  • Tránh việc chú chó nhà bạn chơi đùa trên phần sàn nhà trơn trượt. Tốt nhất nên để chú chó nhà bạn chơi đùa nơi có độ ma sát như sân cỏ, thảm.
  • Bạn không nên cho chú chó nhà mình ăn quá nhiều, mà cần giữ ở mức vừa phải. Không nên cho ăn các thức ăn cố định nhiều, lượng thức ăn cần phải phong phú.
  • Hoạt động hàng ngày: bạn nên dẫn chú chó nhà mình đi dạo và tập thể dục mỗi ngày. Tốt nhất là khi trời vừa sáng, cho chú cún ra ngoài hấp thụ ánh sáng ban mai giúp cho cơ thể bổ sung thêm vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Tìm hiểu về chó bị chân vòng kiềng tránh nhầm lẫn với bệnh hạ bàn

Để điều trị căn bệnh chân vòng kiềng:

  • Nên tránh việc cho chó tiếp tục tiếp xúc với mặt sàn trơn trượt. Để tình trạng bệnh không bị trầm trọng hơn.
  • Bạn nên cho chú chó nhà mình ăn hạn chế, để kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Giúp chú chó giảm cân và giảm áp lực của cơ thể đè xuống chân. Điều này giúp bớt đi sự tác động có hại của trọng lượng cơ thể lên chân.
  • Như vậy, cũng giúp cho chú chó nhà bạn có thời gian phục hồi xương chân và phát triển bình thường trở lại.
  • Trong trường hợp tình trạng bệnh đã diễn biến khá nặng. Bạn nên đưa chú chó nhà mình đến gặp bác sĩ thú y để có thể định hình lại xương chân bằng cách nẹp chân. Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn đúng theo tình trạng bệnh, tuyệt đối bạn nên nghe theo nhé!
  • Bạn không nên ở nhà tự nẹp chân cho chú chó nhà mình. Lý do: nếu như nẹp chân lỏng lẻo sẽ không có tác dụng tốt, còn nếu như nẹp quá chặt thì máu sẽ khó lưu thông. Chính vì vậy, nếu không thực hiện đúng cách tình trạng của chú chó sẽ không tốt lên mà còn xấu đi.
  • Tùy vào mức độ bệnh của chú chó mà bạn cần cân nhắc đến việc đưa chú chó nhà mình đi bác sĩ hay không? Nếu như bạn muốn chú chó nhà mình đi lại và vận động bình thường, hãy cố gắng chú chó nhà mình khắc phục ngay khi có biểu hiện lạ.

Đôi chân là bộ phận cực kỳ quan trọng với chú chó, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt đối với các chú chó thích vui đùa và chạy nhảy. Ngay từ hôm nay hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để chú chó nhà mình có được đôi chân khỏe mạnh và vững chắc nhé!

SHARE
Previous articleNhững điều hấp dẫn khi du học Úc và định cư
Next articleCon gái có nên tỏ tình trước hay không?
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các " vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức , 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Tử vi là tên một loài hoa màu tím.. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: Cách an mệnh của Tử Vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý. Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem, trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định. Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung. Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề tử vi hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về tử vi 12 con giáp, vận mệnh theo ngày, tháng, năm sinh, thông tin về hướng xuất hành, về tài lộc, tình duyên, sự nghiệp,... , tất cả đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách khái quát và chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!