Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4215
0
SHARE

Khi đất đai chưa được đăng ký thì công dân phải đến cơ quan chức năng để tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để tìm hiểu trình tự và những quy định của pháp luật về thủ tục này, mời các bạn đọc giả theo dõi bài viết bên dưới.

thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu nên căn cứ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai quy định:

“Điều 70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường ban hành quy định:

“Điều 8. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu.

1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:

a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

b) Một trong các loại giấy tờ quy định tạĐiều 100 luật đất đai và điều 18 của nghị định 43/2014 ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số nghị định 43/2014 đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);”.

Như vậy, từ căn cứ pháp lý nêu trên thì “Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính” hay được gọi là biên bản đóng thuế đất từ trước tới nay, là một trong những giấy tờ không bắt buộc phải có. Nếu có thì nên kèm theo.

Để có thể đăng ký đất đai và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì theo quy định để làm thủ tục đăng ký bạn phải nộp 01 bộ hồ sơ ở Ủy ban nhân dân Xã

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ được Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo thực hiện kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) hoặc trích đo địa chính thửa đất;

Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. Trong thời hạn 15 ngày, sẽ niêm yết công khai kết quả kiểm tra, xác nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Bạn sẽ được Văn phòng đăng ký đất đai trình ký và cấp giấy chứng nhận sau khi được kiểm tra và xác minh và đủ điều kiện cho bạn.

Về hồ sơ thì bạn căn cứ vào điều 8 của thông tư 24/2014/TT-BTNMT được trích dẫn ở trên để tập hợp đầy đủ.

Mong rằng với những thông tin về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các vị đọc giả đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

SHARE
Previous article4 nguyên nhân yếu sinh lý ở nam giới mà bạn cần biết
Next articleHướng dẫn thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài
Mỗi Quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những ngày lễ truyền thống ấy, người dân ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đều thực hiện những nghi lễ khác nhau nhằm bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên hay những người anh hùng có công với đất nước. Các ngày lễ theo âm lịch: 1/1 - Ngày Tết Nguyên Đán: Là ngày khởi đầu một năm mới và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. 15/1 - Ngày Tết Nguyên Tiêu: trong ngày này mọi người thường đi lễ chùa, lễ phật để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng. 3/3 - Ngày Tết Hàn Thực: vào ngày người dân Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên những món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. 10/3 - Giỗ Tổ Hùng Vương: Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước. 15/4 - Lễ Phật Đản: Là một trong những ngày lễ lớn nhất của đạo Phật. 5/5 - Tết Đoan Ngọ: Trong dân gian ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các loài sâu bọ trên cánh đồng để bảo vệ mùa màng. 15/7 - Lễ Vu Lan: Là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 15/8 - Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày Tết Đoàn Viên, đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau đoàn tụ. 10/10 - Tết Thường Tân hay còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc. 15/10 - Tết Hạ Nguyên: Là ngày tết ăn mừng mùa màng mới của người dân miền núi, ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày tết của người dân tộc Kinh. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời: đây là ngày mà các gia đình Việt thường dùng cá chép làm lễ vật dâng cúng để tiễn ông Táo Quân về trời. Ngày lễ theo dương lịch: 1/1 - Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày quan trọng với rất nhiều Quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là những Quốc gia ở Châu u. 14/2 - Lễ tình nhân (Valentine) là ngày kỉ niệm dành cho các cặp đôi yêu nhau. 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam:là ngày tôn vinh những cán bộ y tế, các bác sĩ và những người đang làm trong ngành y. 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền lịch sử nước nhà. 30/4 - Ngày giải phóng miền Nam, ngày chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. 1/5 - Ngày Quốc tế Lao động để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới. 7/5 - Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, mở ra cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. 13/5 - Ngày của mẹ, là ngày bày tỏ lòng biết ơn của con cái đối với người mẹ của mình. 19/5 - Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc. 1/6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi, đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. 17/6 - Ngày của cha, là ngày tôn vinh công lao của những người đã làm cha. 21/6 - Ngày báo chí Việt Nam, kỉ niệm sự ra đời của ngành báo chí. 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc. 2/9 - Ngày Quốc Khánh - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc. 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ. 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề ngày lễ hay và ý nghĩa nhất. Các thông tin về các hoạt động trong ngày lễ, các món ăn hay các câu chúc ý nghĩa,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách ý nghĩa nhất nhé! Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc tận hưởng những ngày nghỉ lễ hạnh phúc!