Cách nuôi chim công cơ bản nhất.

4017
0
SHARE

Bạn nghĩ nuôi chim công thật khó nhưng nó lại không khó như bạn nghĩ đâu nhé. Nếu bạn trang bị cho mình một kiến thức cơ bản nhất trong việc nuôi chim công bạn đã có thể nuôi cho mình một chú chim công ngay tại nhà rồi. sẽ thật là tuyệt vời phải không nào. Sau đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách nuôi chim công cơ bản nhất.

cách nuôi chim công cơ bản nhất

1. Thức ăn và nước uống cho công

Chim công chúng có nguồn gốc hoang dã nên việc nuôi chúng cũng sẽ khá đơn giản. Chim công thức ăn chủ yếu của chúng đó là các loại thức ăn như: thóc, ngô, rau xanh và cỏ sẽ chiếm 60%. Lượng thức ăn của chim công chỉ bằng 1/3 của gà nên bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.

Chim công non thì sẽ có chế độ ăn khác chim công trưởng thành. Nếu là chim non mới nở thì chúng sẽ ăn 100% là cám gà tổng hợp. Khi chim công đã được 30 ngày tuổi thì hệ tiêu hóa đã trở nên cứng cáp hơn,thì lúc này bạn có thể cho công ăn thức ăn hỗn hợp và trộn theo tỉ lệ: 70% cám tổng hợp + 30% ngô hoặc thóc nghiền. Khi chim công đã được khoảng 6-8 tháng tuổi thì bạn có thể nuôi nhốt ở ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác, khẩu phần ăn của công sẽ thay đổi: 50% cám tổng hợp+ 30% ngô hoặc thóc nghiền.

cách nuôi chim công cơ bản nhất

Bên cạnh đó bạn có thể cho công ăn thêm các loại rau xanh thái nhỏ như: cải, rau ngót,…để có thể tăng cường sức đề kháng cho chim. Và khi chim đạt tuổi trưởng thành, thì lúc này bạn có thể cho ăn cám tổng hợp hay các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc. Nước uống cho chim công thì nhất định phải là nước sạch, đối với chim non bạn cần cho chúng uống nước đun sôi để nguội, để có thể bảo vệ hệ tiêu hóa. Chim công là loài chim có sức đề kháng tốt nên chúng rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên bạn cũng nên thật chú ý công có thể mắc một số bệnh như bệnh của gia cầm, khi công mắc bệnh bạn cần có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Cách làm chuồng nuôi công

Chim công là loài rất thông minh và dạn dĩ, nếu chúng được nuôi và chăm sóc từ nhỏ, thì công có thể thả rông trong sân như gà mà bạn không sợ bay mất. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc chăm sóc, ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo một mô hình công nghiệp.

Cách làm chuồng nuôi công cũng khá là đơn giản, chỉ cần đáp ứng được những tiêu chí thoáng vào mùa hè,và ấm áp vào mùa đông là được. Tùy vào số lượng nuôi mà mà bạn cần làm có kích thước chuồng phù hợp. Bên cạnh đó bạn nên thiết kế thêm chuồng phụ để có thể chăm sóc riêng cho những chú công bị bệnh. Bạn có thể làm chuồng bằng tre,hay nứa hoặc quây lưới nền B40 cũng được, nóc chuồng bạn có thể dùng lưới cước để chim không bay ra được. Ngoài ra có thể dùng các tấm nhựa để lợp mái che mưa cho chim.

cách nuôi chim công cơ bản nhất

Chú ý bạn không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước nylon làm vách ngăn, vì lúc này chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều. Nền chuồng bạn nên rải cát vàng để có thể hút ẩm, giúp công không bị bẩn và có thể phòng ngừa giun sán. Chuồng nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên để tránh dịch bệnh cho công.

Trong chuồng bạn cần bố trí thêm nhiều cành cây để chim có thể bay đậu thoải mái, nếu bạn có điều kiện bạn hãy thiết kế thêm sân trước chuồng cho công có chỗ tắm nắng, vận động.

3. Cách dạy công múa

Để nuôi chim công múa thì bạn cần phải kiên trì, chăm sóc và hãy coi chúng như người bạn.

Trước khi luyện cho chim múa thì bạn hãy tập cho công dạn người trước đã nhé! Sau đó mới bắt đầu dạy chúng múa, chuồng nuôi và thông thoáng, rộng rãi, sạch sẽ và có ánh nắng mặt trời sẽ tạo điều kiện cho công có hứng thú nhảy múa.

cách nuôi chim công cơ bản nhất

Trên đây là cách nuôi chim công cơ bản nhất. Hi vọng với chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công nhé!

SHARE
Previous articleHướng dẫn cách nuôi chim bìm bịp khoa học nhất.
Next articleCách nuôi yểng đúng cách để chúng nhanh biết nói nhất.
Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Phong thủy có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Đối tượng nghiên cứu của phong thủy chỉ bao gồm 2 loại là Dương Trạch và m Phần. Dương Trạch là nhà ở trên dương gian. Đây là nơi cư ngụ của người sống (người dương). Phong Thủy Dương Trạch nghiên cứu các cách tổ chức sắp xếp nhà ở sao cho vượng, làm cho “người dương” được khỏe mạnh, phát tài. m Phần là mộ phần. Phong Thủy m Phần nghiên cứu về vị trí đặt mộ, các thế mộ, bài trí quanh huyệt mộ… Một số phái phong thủy như: Phái Loan Đầu: nghiên cứu hình thế tự nhiên sông núi, long mạch Phái Hình Tượng: từ sông núi chuyển hóa thành hình tượng để luận đoán Phái Hình Pháp: nghiên cứu cát hung dựa trên 32 thế sát cơ bản Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề phong thủy hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về phong thủy nhà ở, phong thủy đất đai, cách đặt linh vật hợp phong thủy, hay thông tin về các cây cảnh, vòng đá phong thủy,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!