Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hạng 2 mới nhất hiện nay

4439
0
SHARE

Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành người giám sát thi công xây dựng bởi bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề. Vậy điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hạng 2 là gì? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thông tin nhé!

chứng chỉ hành nghề giám sát

Căn cứ pháp lý

– Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD;

– Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát

* Về trình độ chuyên môn để làm chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 

– Giám sát công tác xây dựng: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 592015/NĐ-CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó.

– Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, Điều hòa không khí, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.

* Điều 45, khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II:

– Hạng II: 

+ Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

* Phạm vi hoạt động giám sát thi công xây dựng theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

+ Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

chứng chỉ hành nghề giám sát

Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

– Theo quy định tại Khoản 5 Điều 44 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

+ Sở xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I, hạng III:

+) Đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong tổ chức có địa chỉ trụ sở chính tại địa phương;

+) Đối với cá nhân hoạt động xây dựng độc lập có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký cư trú tại địa phương.

+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng có phạm vi hoạt động trong cả nước được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là thành viên của mình.

– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các tài liệu sau:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư 17/2016/TT-BXD kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng

chứng chỉ hành nghề giám sát

+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư 17/2016/TT-BXD.

chứng chỉ hành nghề giám sát

+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.

chứng chỉ hành nghề giám sát

Chúng tôi hi vọng với những thông tin ở bài viết trên, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về thông tin cũng như điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát.

Chúc các bạn thành công và cũng đừng quên đồng hành cùng sucsongkhoe.com mỗi ngày các bạn nhé!

SHARE
Previous articleTròn mắt với những giống chó có giá trị bằng cả một gia tài
Next articleĐối tượng điều chỉnh của luật hành chính mà bạn đọc cần tham khảo
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!