Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh đúng cách

3514
0
SHARE

Cây thủy sinh được nhiều người yêu thích và trồng nhiều trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc cây thủy sinh đúng cách nhất để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. 

chăm sóc cây thủy sinh

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh đúng cách

 

Loại cây để bàn

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và tuổi thọ của cây. Cây thủy sinh ưa sáng, bạn nên đặt chúng ở những vị trí có ánh sáng như gần cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào hay phòng rộng có ánh sáng chiếu vào. Nếu không có ánh sáng tự nhiên trong phòng thì có thể sử dụng ánh sáng điện thay thế.

Nước

Nước là yếu tố cần thiết để quyết định đến độ bền của cây. Bạn không cần thay nước mỗi ngày cho cây thủy sinh mà chỉ nên thay theo định kì từ 3-7 ngày một lần. Để nước quá lâu mà không thay sẽ khiến nước nhiễm khuẩn, ô nhiễm, ảnh hưởng đến độ bền của cây.

Khi thay nước cần chú ý: thay hoàn toàn bằng nước mới và không sử dụng lại nước cũ. Hạn chế tối đa việc nhấc nhấc rễ ra khỏi chậu vì dễ khiến rẽ bị va chạm, tổn thương hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào. Chỉ nhấc rể và tỉa chúng khi phát hiện có hiện tượng rễ thối lây lan. Mực nước sau khi thay chỉ khoảng 2/3 bộ rễ của cây, vì đổ ngập bộ rễ, sẽ gây thối rễ và thối lá, cây sẽ nhanh chết.

Phân bón

Sử dụng khoảng 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 vào chậu sau khi thay nước xong để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây.

chăm sóc cây thủy sinh

Loại cây trồng trong bể cá

Ánh sáng

Các loài thủy sinh sẽ có nhu cầu ánh sáng không giống nhau. Để đơn giản, bạn có thể áp dụng các mốc ảnh sáng sau:

– Chiếu sáng liên tục: Bật từ 8h hoặc 9h sáng cho đến 20h hoặc 21h (trung bình từ 8 – 12h/ngày)

– Chiếu sáng không liên tục: Cũng đảm bảo thời gian chiếu sáng 8h/ngày nhưng thời gian chiếu sáng ngắt quãng, bao gồm: bật từ 8h – 12h rồi tắt 3 tiếng và bật lại từ 15h – 19h. Hoặc bật từ 6h – 7h, tắt từ 7h – 9h, bật 9h – 13h, tắt từ 13h – 16h, rồi lại bật từ 16h – 20h hoặc 22h.

Sử dụng cách này giúp tiết kiệm được lượng nhiệt cho nước, hạn chế lượng rêu gây hại phát triển lại vừa tiết kiệm được 8h/ngày.

Thay nước

Đối với loại cây thủy sinh này bạn chỉ nên thay nước khoảng 1 – 2 tuần một lần; mỗi lần thay khoảng 30 – 50% nước trong hồ, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước. Khi thay phải chú ý sao cho nước dùng để thay có cùng nền nhiệt độ. Bởi sự chênh lệch nhiệt độ nhiều dễ khiến cá bị sốc và chết. Nên sử dụng nước lọc, vì nước máy khi chưa qua xử lý có chlorine và chloramines có thể giết chế cá và hại các thực vật thủy sinh.

Vị trí đặt hồ thủy sinh

Nên đặt hồ thủy sinh ở nơi thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên hoặc đèn nuôi cây. Hạn chế nơi có ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối.

Lưu ý: Khi nuôi cây thủy sinh cần lưu ý vì bộ rễ chúng yếu nên rất dễ bị tổn thương. Để cải thiện tình trạng này, nên rửa bằng nước vôi mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rửa, cho cây vào môi trường nước dinh dưỡng theo định lượng.

chăm sóc cây thủy sinh

Chúng tôi đã hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh đúng cách nhất dành cho những ai chưa biết. Hi vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích nhất cho quý bạn đọc.

SHARE
Previous articleĐau vai gáy – nỗi ám ảnh kinh hoàng của dân văn phòng
Next articleNhững loại cây thủy sinh phổ biến nhất hiện nay
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!