Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

3548
0
SHARE

Lươn là một loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể chúng luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn? đây có lẽ là câu hỏi của những người đang muốn nuôi lươn, bài viết hôm nay của mình hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc.

Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn

Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

Bạn hãy chọn những khu đất cao, hướng sáng, tránh gió bão và có nguồn nước tốt. Khi bạn xây bồn nuôi lươn thì nên xây với diện tích bồn là 10 đến 30 m2 là tốt nhất, lúc này bạn nên mua thêm bạt nylon không thấm nước nữa. Bồn cần cao khoảng 1 đến 1,3 m. Bạn phải bỏ đất ruộng vào trong hồ nuôi lươn và chiếm khoảng 1 nửa ruộng để lươn có nơi rúc vào. Bạn cũng có thể độn thêm rơm, chuối mục vào trong hồ, bạn trồng rau dừa, rau mác xung quanh hồ để tạo bóng mát cho bồn, mực nước trong bồn bạn nên giữ mực nước luôn là 20 đến 30 cm, nếu nước quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lươn, vì lươn là loài động vật ưa bóng râm cho nên bạn phải làm mái che hay một giàn dây leo gì đó ở nơi nuôi lươn.

Chọn con giống

Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

Hiện nguồn lươn ngoài thiên nhiên ngày một khan hiếm, việc cho lươn sinh sản theo phương pháp nhân tạo cũng khá là khó khăn và gặp nhiều hạn chế, người nuôi lươn đa phần phải mua của người dân đánh bắt bằng xung điện, đặt trúm, xúc ủ… Lươn phân biệt theo màu sắc và có 3 loại lươn, lươn loại 1 có màu vàng sẫm, chúng phát triển rất nhanh, loại thứ 2 thì có màu vàng xanh, chúng phát triển bình thường, loại 3 có màu xám tro, chúng khá là chậm lớn. Nếu bạn chăm sóc lươn chu đáo thì chúng sẽ đạt 40 đến 60 con/cân. Lươn giống nên thả nuôi với mật độ là 60 đến 80 con/m2. Bạn nên thả nuôi các con lươn có kích cỡ bằng nhau để chúng phát triển khỏe mạnh, không bị xây xát gì.

Cách cho ăn

Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

Lươn mới bắt từ tự nhiên về cần có một quá trình làm quen với thức ăn mới. Trong 7 đến 10 ngày đầu thì bạn nên cho chúng ăn giun đất lúc tối. Tiếp theo thì bạn để chúng ăn vào thời gian sớm hơn, nếu bạn thấy lươn đã ăn mạnh thì có thể cho chúng ăn 2 lần 1 ngày. Thức ăn dành cho lươn nên là cá đồng, cua, ốc bưu vàng, hay cá biển xay nhỏ. Trong quá trình mà bạn cho lươn ăn thì bạn cần nắm được 4 quy tắc là định lượng, định chất, định thời gian, định vị trí, như vậy thì lươn sẽ có một chế độ ăn hợp lý hơn. Bạn đừng tiếc đồ ăn mà cho lươn ăn những thức ăn đã bị hư hỏng vì chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Khi lươn đã trưởng thành thì bạn hãy rút lại thời gian cho lươn ăn là 1 ngày 1 lần mà thôi. Bạn nên thay nước sau 7 ngày đối với lươn mới thả, trong 2 tháng thì sẽ có 4 ngày thay nước, đảm bảo lượng ô xy trong nước có nồng độ là 2 mg/lít. Hãy giữ cho môi trường nước luôn trong, sạch sẽ vì lươn kị nước bẩn.

Phòng trị bệnh cho lươn

Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

Lươn có thể mắc 1 số chứng bệnh như bệnh lở loét, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa, bệnh nấm thủy mi, bệnh sốt nóng… Tùy vào dạng bệnh mà bạn sẽ áp dụng cách chữa khác nhau. Nếu lươn mắc bệnh tuyến trùng thì bạn sẽ chữa bệnh cho lươn bằng cách mua những loại thuốc diệt ký sinh trùng như Bayer, Annova, Vemedim… cho những loại thuốc này trộn trong thức ăn cho lươn ăn, thường thì sau 4 đến 5 ngày là lươn sẽ khỏi bệnh.

Để tránh việc lươn mắc bệnh thì trước khi cho lươn vào nuôi bạn nên sát trùng cho bồn abwngf vôi hoặc thuốc Streptomycin. Khi lươn mắc bệnh lở loét thì hãy cho lươn dùng thuốc Oxytetra, trộn thuốc vào thức ăn, cho 5 g Oxytetra cho 50 kg lươn ăn ngoài ra còn có thể trộn thêm vitamin C. Dùng permanganat kali trực tiếp bôi vào nơi lươn bị lở loét.

Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn

Nếu lươn bị bệnh sốt nóng thì bạn nên nuôi lươn thưa ra, thay nước mới cho bồn, thuốc đặc trị bệnh này cần có nguồn gốc iod, có thể sát trùng, ngâm tắm cho lươn.

Những bệnh trên là những bệnh thông thường mà lươn có thể mắc phải. Nếu bạn không muốn phải tốn quá nhiều thời gian vào việc chăm bệnh cho lũ lươn thì hãy làm tốt công tác phòng bệnh cho lươn đó là giữ cho môi trường nước của lươn luôn trong sạch, chất lượng nước tốt, thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không vứt xác bất cứ con vật gì vào bồn nuôi lươn, thường xuyên thay nước trong bồn, nếu thấy có bất cứ con nào có dấu hiệu bị bệnh thì nên đem lươn bệnh đi cách ly và chữa riêng đến khi khỏe mới cho vào đàn.

SHARE
Previous articleHướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm
Next articleHướng dẫn cách nuôi tép ong dành cho người mới bắt đầu
Thời gian gần đây, du học đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Đây là cơ hội để bạn trau dồi kiến thức cũng như trải nghiệm thế giới bên ngoài. Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. Có nhiều loại du học, trong đó có 2 loại du học phổ biến là du học tự túc và du học do nhận được học bổng. Du học do nhận học bổng bao gồm học bổng bán phần, học bổng toàn phần và học bổng do sự hợp tác của chính phủ. Bên cạnh đó, hiện nay còn có loại hình du học tại chỗ. Đây là một hình thức đào tạo học tập mà học viên được theo học chương trình đào tạo ở nước ngoài mà không cần phải đến nước đó. Khác với hình thức liên kết đào tạo, du học tại chỗ là chương trình của trường nước ngoài chuyển giao công nghệ đào tạo, giám sát chất lượng và cấp bằng tại quốc gia sở tại. Tuy nhiên, loại hình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới bởi các hạn chế đáng kể như môi trường ngoại ngữ bất cập, khả năng tư duy độc lập và sự năng động của các học viên còn nhiều yếu kém so với loại hình du học trực tiếp. Du học mang đem đến nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mà trường lớp, sách vở không thể nào cung cấp cho bạn. Đây chính là cơ hội để bạn khám phá khả năng và thế mạnh mới của bản thân, chinh phục thử thách mới, và đối đầu với nhiều vấn đề. Ngoài ra, việc đi du học đồng nghĩa với việc bạn được sống và học tập tại những cường quốc kinh tế và giáo dục luôn là niềm mơ ước cũng như là mong muốn của đa số bạn trẻ hiện nay. Nền giáo dục chuyên nghiệp với nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học thuật sẽ giúp bạn phát huy tốt những kỹ năng của bản thân. Không chỉ giúp bạn trải nghiệm chất lượng giáo dục tốt, du học còn giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm. Việc cầm trên tay tấm bằng đại học danh giá từ các nước như Mỹ, Úc, Canada, Singapore,… chắc chắn sẽ làm bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề du học hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về các loại hình du học, về các ngành nghề du học, thông tin về nền kinh tế - xã hội các đất nước có số lượng du học sinh đông nhất, thông tin về trang thiết bị hiện đại,...cũng như hồ sơ du học cần chuẩn bị những gì, thông tin về điều kiện và tài chính du học,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!