Vấn đề táo bón sau sinh

3983
0
SHARE

Đa phần các sản phụ đều có tâm lý lo lắng khi phải đối mặt với vấn đề táo bón sau sinh bởi khi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy như trĩ, sa trực tràng,… gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Làm sao để giải phóng bản thân khỏi “vị khách không mời” này, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn nhé! Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Sinh thường bao lâu đi cầu được khi mẹ mắc chứng táo bón sau sinh?

Trong suốt thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bạn cũng làm việc chậm lại trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, do sự tác động của các loại thuốc giảm đau cũng trì hoãn việc đi ngoài của bạn.

Táo bón cũng dễ xảy ra ở những mẹ phải sinh với dụng cụ hỗ trợ như forceps hay bị rách tầng sinh môn nhiều.

Thông thường, phải mất 2 – 3 ngày sau khi sinh mẹ mới có thể đi cầu được. Tuy tầng sinh môn có ê ẩm một chút nhưng việc đi ngoài sẽ giúp bạn đào thải lượng chất cặn bã đang tồn tại suốt mấy ngày trong cơ thể.

Vấn đề táo bón sau sinh

Phòng ngừa cơ bản táo bón sau sinh

Bổ sung nước là tuyệt chiêu hữu hiệu để chăm sóc mẹ sau sinh, nhất là với các mẹ đang bị táo bón. Việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể sẽ giúp phân mềm hơn.

Vấn đề táo bón sau sinh

Cố gắng đứng dậy, đi một vòng chậm rãi xung quanh phòng hay ra ngoài hành lang, tuyệt đối không được ngồi yên một chỗ nhé!

Khi ngồi xuống, mẹ nên dựng bàn chân lên, chạm đầu ngón chân xuống nền nhà. Động tác này giúp cho đầu gối của bạn trở nên cao hơn hông một chút, tạo thành một tư thế hoàn hảo để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Tiếp đó, hạ chân xuống vài lần để kích thích ruột làm việc.

Các món ăn giúp mẹ trị táo bón sau sinh

  • Cháo vừng đen:

Nguyên liệu gồm có vừng đen 30gram, một nắm gạo tẻ (100g), một chút gạo nếp (50g), 100g thịt lợn nạc. Tất cả xay nhỏ, băm nhuyễn, đun nhỏ lửa, ngày ăn 2 lần vào lúc đói, dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.

Vấn đề táo bón sau sinh

  • Cháo bầu dục lợn:

250g bầu dục lợn, 100g gạo loại ngon, một chút nghệ, nắm muối vừa ăn. Rửa sạch nghệ, thái nhỏ. Bầu dục lợn thái miếng vừa ăn, ướp gia vị và nghệ, nướng chín trên than hồng. Gạo xay đem nấu chín, cho bầu dục lợn vào đun tiếp, nhỏ lửa, khoảng 10 phút. Dùng liên tục 2 đến 3 ngày, mỗi ngày 1 bữa.

  • Cháo khoai lang:

200g khoai lang, nghệ vàng 10gram, 1/2 lạng đường đỏ. Rửa sạch giã nhỏ nghệ. Rửa sạch khoai lang, xắt miếng vừa ăn. Đem tất cả dung trong nồi cho khoai thật nhừ, thêm đường đỏ, đun sôi trở lại. Ngày ăn hai lần vào khi đói.

  • Cháo cà rốt:

Chuẩn bị 200g cà rốt, rau bắp cải 100g, 1 lạng gạo ngon, 1 lạng thịt lợn, bột gạo loại ngon. Tất cả rửa sạch, cà rốt mài nhỏ thành sợi, thái nhỏ bắp cải. Nấu bột gạo với khoảng 200ml nước, cháo sôi thì cho cà rốt, bắp cải vào quấy đều, tiếp tục đun cho sôi trở lại, cho thịt lợn vào đun tiếp. Ngày dùng 1 lần,dùng liên tục trong 5 ngày.

  • Gà hấp táo tàu:

Gà 1 con nhỏ (300g), táo tàu 5 quả, vừng đen 50g, nghệ đen 10g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, cho vừng đen, táo tàu, nghệ đen, bột ngọt, bột gia vị vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 ngày.

Vấn đề táo bón sau sinh

  • Chè mật ong:

Mật ong 30g, vừng đen 100g, gừng tươi 3g. Vừng đen, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun trên lửa nhỏ, khi chín cho mật ong vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

  • Chè chuối tiêu:

Chuối tiêu 3 quả, đường trắng 30g. Chuối tiêu chọn quả chín, bỏ vỏ cho vào đánh nhừ như kem, thêm 200ml nước quấy đều, đun trên lửa nhỏ, chè sôi cho đường trắng vào đun tiếp, đường tan hết là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

  • Chè đu đủ:

Đu đủ chín 300g, đường trắng 30g. Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, xay nhỏ, cho đường trắng vào đánh cho tan đều, đun lửa nhỏ đến khi chè sôi là được. Ngày ăn 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

  • Chè khoai sọ:

Khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm 150ml nước đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

  • Nước hạt tía tô:

Hạt tía tô 10g, hoa vừng đen 15g. Hạt tía tô, hoa vừng đen rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống 2 – 3 ngày.

  • Cao dầu vừng:

Dầu vừng 100g, mật ong 200g, gạo nếp 100g. Dầu vừng và mật ong cho lẫn vào với nhau quấy đều đun lửa nhỏ. Gạo nếp xay thành bột. Khi dầu vừng sôi thì cho bột gạo nếp vào quấy đều, bột gạo chín là được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g pha với nước sôi uống.

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên có thể giúp các mẹ có được sự hiểu hơn về táo bón sau sinh và có được hướng chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

SHARE
Previous articleCho bé bú sau sinh mổ và những điều mẹ cần biết
Next articleDịch vụ mua hàng nước ngoài tiện lợi nhất
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!