Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có đáng sợ và cách chữa trị tốt nhất

3447
0
SHARE

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh khá thông thường, người mắc bệnh thường là trẻ nhỏ, trẻ khi mắc bệnh sẽ thấy rất khó chịu ở tai, trẻ thường quấy khóc, la hét, ngoài ra còn kéo theo tình trạng sốt cao kéo dài nữa nên rất là nguy hiểm. Ở trên nhiều trang diễn đàn thì cũng có những cách chăm sóc sức khỏe mẹ và bé rất hay, ngoài ra các mẹ còn có thể đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc trong vấn đề chăm sóc sức khỏe con cái chứ không nhất thiết chỉ hỏi về cách thức và phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.

Phần 1: Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách phòng điều trị tốt nhất

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa được xếp vào nhóm bệnh viêm hô hấp, rất hay gặp ở trẻ nhỏ 3 tuổi, bệnh gây ra nhiều hậu quả xấu nếu cha mẹ chủ quan coi thường không chữa trị ngay cho bé, bệnh dẫn tới nhiều biến chứng, di chứng ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển cơ thể và trí não bé. Do đó việc phát hiện căn bệnh sớm, đưa ra cách thức chữa trị đúng đắn được coi là vai trò quan trọng để phòng ngừa căn bệnh không tái phát lại. Viêm tai cũng chia thành 3 loại sau:

* Tai ngoài: nơi vành tai và ống tai ngoài bị viêm, nhiễm, lở loét

* Tai giữa: nơi màng tai, hốc xương, hòm tai. Màng tai là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa, hơi nghiêng ra ngoài, ngăn cách với ống tai ngoài và tai giữa, bịt lên hòm tai, màng tai tuy là có lớp xơ tương đối chắc nhưng cũng dễ bị thủng khi có ịch ứ bên trong, khi vi khuẩn viêm nhiễm xâm nhập vào màng tai.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Màng tai là môt lớp màng mỏng nên nó rất dễ bị rách, thủng khi ta làm các hoạt động như ngoáy tai, dùng tay chọc tai, màng tai có thể bị tổn thương khi chịu áp lức cơ học như tái tai, tiếng bom đạn, khi ta bơi lặn sâu xuống đáy hồ… Tai là chức năng nghe của cơ thể người, bên trong tai có hệ thống màng nhĩ giúp ta nghe ngóng được các tiếng động bên ngoài, nếu như hệ thống này bị trục trặc bất kỳ một bộ phận nào đó trong tai bị hỏng đều sẽ khiến quá trình truyền âm từ tai lên não kém và người nghe thường nghe kém hoặc bị điếc.

* Tai trong: Đây là đầu mối thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh truyền đến các dây thần kinh kích thích lên não bộ người để ta nghe thấy các âm thanh bên ngoài. Tai trong ở trong hốc xương, hình thù xoắn ốc nên tai còn có thể gọi một cái tên khác là ốc tai.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Biểu hiện, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhằm tránh mọi biến chứng nguy hiểm

Viêm tai là do viêm cấp nhiễm trùng, do dịch ứ đọng trong tai tạo ra, ngoài ra cũng vì đặc điểm giải phẫu, sinh lý ở trẻ nhỏ khác biệt nhiều so với người lớn nên trẻ nhỏ bị viêm tai giữa cấp cũng là điều đương nhiên. Trẻ em còn hay vị viêm mũi họng, do cơ thể trẻ nhỏ có sức đề kháng với bệnh tật yếu hơn người lớn, vi khuẩn sẽ đi từ ổ viêm tới tai và trở thành bệnh nặng hơn là viêm tai giữa. Người lớn có vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi lớn hơn trẻ em nên vi khuẩn sẽ không dễ dàng lây nhiễm lên tai được, những trẻ nhỏ nằm ngữa ở vị trí thấp thì khi bé khóc vòi nhĩ sẽ mở rộng và khiến các chất dịch khuẩn nơi mũi, miệng chảy vào tai lâu ngày gây viêm tai.

Trẻ nhỏ có hệ thống niêm mạc, hô hấp khá là nhạy cảm, chúng dễ bị tác động bởi những yếu tố cơ học, vật lý, kích thích hóa học, tạo nên hiện tượng tiết dịch, ứ đọng nơi tai gây viêm tai. Viêm tai giữa cấp ở trẻ có thể khiến màng nhĩ bị thủng, xương con bị gián đoạn, tiêu xương, khiến trẻ nghe kém đi, điều này rất nguy hiểm khi mà trẻ chưa biết nói và bố mẹ sẽ không thể nào lường trước được điều này, trẻ không nghe được nên cũng có thể bị mất khả năng nói, rối loạn ngôn ngữ, không giao tiếp được sau này.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Nếu bệnh nặng hơn thì sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ, các chuyên gia cho biết viêm tai giữa cấp có thể làm não sọ người bị biến chứng, do đó nếu bạn thấy trẻ có tình trạng viêm tai thì nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhé, dù trẻ bị bệnh gì đi nữa thì bạn cũng nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân biết đâu những căn bệnh vụn vặt ở trẻ nhỏ như sốt, tiêu chảy, ho lại liên quan đến viêm tai giữa cấp.

Phần 2: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Không nên coi thường bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là một căn bệnh thông thường nhưng ta cũng không thể coi thường vì nếu bệnh không được chữa trị triệt để sẽ gây ra những biến chứng nặng nề gây liệt dây thần kinh số 7, viêm màng não, áp xe não. Trẻ thường mắc bệnh viêm tai giữa trong độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ mắc viêm tai do viêm VA lan vào vòi nhĩ khiến vòi nhĩ bị tắc, viêm. Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn hơn người lớn cho nên vi khuẩn và chất xuất tiết dễ dàng đi vào tai và gây viêm tai.

Trẻ nhỏ khi bị viêm tai ở giai đoạn đầu thì không hề sốt, không đau tai, ù tai cũng rất hiếm lại càng không có dịch ứ nơi tai, có thể nói là biểu hiện của bệnh không thật sự rõ ràng, trẻ chỉ có một biểu hiện duy nhất đó là bị nghễnh ngãng nhưng điều đáng buồn là cha mẹ thường bỏ qua điều này vì nghĩ là trẻ nhỏ hiếu động ham chơi không tập trung khi nghe. Do đó căn bệnh mới chuyển đến giai đoạn sau là chảy mủ tai.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Vì để tránh bệnh tình trở nặng thì người lớn nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ đưa ra cách thức điều trị bệnh nhanh khỏi ngay khi bệnh mới ở giai đoạn ủ, nghĩa là trẻ có dấu hiệu kém ăn, bỏ bữa, nôn khi ăn, tiêu chảy, khóc nhiều, sốt cao, co giật, hay dụi tai… thường với trường hợp bệnh mới bị thì các bác sĩ sẽ chích rạch dẫn lưu hoặc sau khi vỡ mủ thế là người bệnh sẽ khỏi bệnh ngay trong vòng 1 đến 2 tuần.

Khoa học kỹ thuật hiện nay ngày một hiện đại, các bác sĩ sẽ lấy kính hiển vi chích một lỗ nhỏ nơi màng nhỉ trẻ và đặt một ống thông nhỏ vào, ống thông khí xuyên qua màng nhĩ, hút sạch dịch nhầy quanh hòm nhĩ, lưu thông không khí tại chỗ để dịch có thể chạy ra ngoài và hết đi. Người lớn nếu không muốn trẻ phải chịu những khó chịu khi căn bệnh xảy ra và chịu khó chịu đau đớn khi chữa trị thì nên giữ gìn vệ sinh tai mũi trẻ mỗi ngày, như vậy thì trẻ cũng không dễ mắc bệnh nữa.

Khi trẻ có biểu hiện nôn thì bạn hãy săn sóc trẻ, không để trẻ nằm đầu thấp vì chất dịch trẻ nôn ra sẽ chảy vào tai, lúc gội đầu thì bạn đặt đầu bé thấp vừa phải như vậy thì nước cũng ít chảy vào tai, khi trẻ bị viêm tai thì mẹ cần chọn cho bé một địa chỉ uy tín để trị bệnh, đừng dùng những biện pháp dân gian truyền miệng mà bạn chỉ nghe nói chứ chưa từng chắc chắn.

SHARE
Previous articleHướng dẫn vẽ móng tay hình con gà vô cùng xinh xắn
Next articleTử vi tuổi Ất Sửu năm 2020 – Nam mạng 1985 và Hướng xuất hành năm 2020.
Thời gian gần đây, du học đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Đây là cơ hội để bạn trau dồi kiến thức cũng như trải nghiệm thế giới bên ngoài. Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. Có nhiều loại du học, trong đó có 2 loại du học phổ biến là du học tự túc và du học do nhận được học bổng. Du học do nhận học bổng bao gồm học bổng bán phần, học bổng toàn phần và học bổng do sự hợp tác của chính phủ. Bên cạnh đó, hiện nay còn có loại hình du học tại chỗ. Đây là một hình thức đào tạo học tập mà học viên được theo học chương trình đào tạo ở nước ngoài mà không cần phải đến nước đó. Khác với hình thức liên kết đào tạo, du học tại chỗ là chương trình của trường nước ngoài chuyển giao công nghệ đào tạo, giám sát chất lượng và cấp bằng tại quốc gia sở tại. Tuy nhiên, loại hình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới bởi các hạn chế đáng kể như môi trường ngoại ngữ bất cập, khả năng tư duy độc lập và sự năng động của các học viên còn nhiều yếu kém so với loại hình du học trực tiếp. Du học mang đem đến nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mà trường lớp, sách vở không thể nào cung cấp cho bạn. Đây chính là cơ hội để bạn khám phá khả năng và thế mạnh mới của bản thân, chinh phục thử thách mới, và đối đầu với nhiều vấn đề. Ngoài ra, việc đi du học đồng nghĩa với việc bạn được sống và học tập tại những cường quốc kinh tế và giáo dục luôn là niềm mơ ước cũng như là mong muốn của đa số bạn trẻ hiện nay. Nền giáo dục chuyên nghiệp với nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học thuật sẽ giúp bạn phát huy tốt những kỹ năng của bản thân. Không chỉ giúp bạn trải nghiệm chất lượng giáo dục tốt, du học còn giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm. Việc cầm trên tay tấm bằng đại học danh giá từ các nước như Mỹ, Úc, Canada, Singapore,… chắc chắn sẽ làm bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề du học hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về các loại hình du học, về các ngành nghề du học, thông tin về nền kinh tế - xã hội các đất nước có số lượng du học sinh đông nhất, thông tin về trang thiết bị hiện đại,...cũng như hồ sơ du học cần chuẩn bị những gì, thông tin về điều kiện và tài chính du học,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!