SHARE

Hiện nay cà cuống không những còn được biết đến là một loài côn trùng mà chúng còn biết đến là món ăn đặc sản rất đang được ưa chuộng. Ngoài ra nhiều nơi cà cuống còn được nuôi để lấy tinh dầu, tinh dầu cà cuống có rất tác dụng trong việc làm hưng phấn tinh thần và chức năng sinh dục. Tuy nó chỉ là một loài côn trùng nhưng giá của cà cuống lại vô cùng rất đắt đỏ. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách nuôi cà cuống đơn giản nhất nhé.

cách nuôi cà cuống đơn giản nhất

1. Chuồng nuôi

Vì nó là một loại côn trùng có kích thước bé nên cách làm chuồng nuôi cà cuống cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tìm mua một bể thủy tinh, trên bể bạn dùng một tấm màn mỏng bịt miệng bể lại và để cà cuống trong bể không bay ra ngoài. Bể có kích thước khoảng 80x40x40cm thì sẽ nuôi được khoảng 200-250 con cà cuống bố mẹ.

Dưới nền bể bạn cần trải một lớp phân bón, tiếp đó là một lớp cát sỏi để trồng cây thủy sinh. Nền lót bạn cũng phải giúp rễ cây bám tốt và không gây đục nước.

cách nuôi cà cuống đơn giản nhất

Sau khi bạn đã chuẩn bị xong bể nuôi, thì bạn hãy cho nước từ từ vào bể, bạn cho nước vào nhẹ nhàng để tránh làm hỏng lớp nền nhé. Và công việc cuối cùng là bạn hãy kiếm những cây thủy sinh để trồng vào bể. Một số cây thủy sinh thích hợp như: rong mái chèo, rau Dừa, rau Mác, Cần trôi, cỏ thạch xương, cỏ năng, bồ,…Khi trồng bạn hãy dùng kẹp y tế để gắn rễ cây xuống lớp sỏi vì trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Trong bể bạn cũng cần đặt thêm bộ lọc nước vào để cung cấp oxi cho cà cuống. Nếu bạn muốn nuôi với quy mô lớn thì hãy đúc một bể thủy sinh bằng xi măng thật lớn nhé!

2. Thả cà cuống vào bể thủy sinh

Sau khi mà bạn đã thiết kế xong bể thủy sinh thì hãy để bể khoảng 5-7 ngày cho cây thủy sinh bám rễ và sau đó mới tiến hành thả cà cuống vào bể.

3. Chọn giống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước rất lớn, cơ thể dẹt hình lá, thân hình dài từ 8-12cm, có màu vàng xỉn hoặc màu nâu đất. Khi nuôi cà cuống bạn nên chọn những con có 6 chân dài khỏe, và phần bụng có màu vàng nhạt, lông mịn, phía trên lưng sẽ có 1 bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Nếu là cà cuống đực thì ở dưới ngực ngay gần phía lưng sẽ có 2 ống nhỏ hay còn gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng cà cuống đực dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm có màu trắng bên trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Vì vậy cà cuống cái sẽ không có đặc điểm này.

4. Cách chăm sóc và cho ăn

Cà cuống được biết đến là loài côn trùng rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật khác như tôm, tép, cá con, dế,..vì vậy trong hồ bạn có thể thả thêm cá để làm thức ăn cho cà cuống.

cách nuôi cà cuống đơn giản nhất

Cà cuống thường là sinh sản vào khoảng tháng 5-8 dương lịch. Chúng đẻ trứng bao quanh thân cây thành ổ hình trụ. Trứng của chúng sẽ có hình bầu dục 3,5mm, màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có tầm 70-150 trứng. Qúa trình phát triển của trứng từ khi nở cho đến khi trưởng thành tầm 40 ngày.
Đầu tiên trứng chúng sẽ nở ra ấu trùng, và phải trải qua 5 lần lột xác chúng sẽ phát triển thành con trưởng thành. Sau khi đẻ xong, cà cuống cái sẽ bám vào cây thủy sinh hoặc bay tà tà trên mặt nước. Con đực thì sẽ đến quạt khí cho trứng nở. Những con cái khác sẽ tìm đến để ghép đôi cùng với con đực và đẻ trứng, chúng sẽ tìm cách phá hủy trứng của con khác và thay thế bằng trứng của mình. Vì vậy mà bạn cần chú ý và hãy tách những con cái chưa đẻ ra một bể khác.

Trên đây là cách nuôi cà cuống đơn giản mà các bạn cần trang bị cho mình trước khi nuôi cà cuống, chúc các bạn thành công!

SHARE
Previous articleCác kĩ thuật nuôi tép cảnh để tép cảnh sinh sản tốt và khỏe mạnh
Next articleCách nấu món bò hầm bia thơm ngon
Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Phong thủy có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Đối tượng nghiên cứu của phong thủy chỉ bao gồm 2 loại là Dương Trạch và m Phần. Dương Trạch là nhà ở trên dương gian. Đây là nơi cư ngụ của người sống (người dương). Phong Thủy Dương Trạch nghiên cứu các cách tổ chức sắp xếp nhà ở sao cho vượng, làm cho “người dương” được khỏe mạnh, phát tài. m Phần là mộ phần. Phong Thủy m Phần nghiên cứu về vị trí đặt mộ, các thế mộ, bài trí quanh huyệt mộ… Một số phái phong thủy như: Phái Loan Đầu: nghiên cứu hình thế tự nhiên sông núi, long mạch Phái Hình Tượng: từ sông núi chuyển hóa thành hình tượng để luận đoán Phái Hình Pháp: nghiên cứu cát hung dựa trên 32 thế sát cơ bản Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề phong thủy hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về phong thủy nhà ở, phong thủy đất đai, cách đặt linh vật hợp phong thủy, hay thông tin về các cây cảnh, vòng đá phong thủy,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!