Giải đáp thắc mắc các bạn đọc: “công chứng giấy tờ ở đâu?”

4015
0
SHARE

Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với những giấy tờ và những nơi yêu cầu giấy tờ có công chứng. Chính vì thế, để giải đáp thắc mắc cho những bạn đọc chưa biết công chứng giấy tờ ở đâu. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

công chứng giấy tờ ở đâu

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công Chứng số 86/2006/QH113

– Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính

2. Nội Dung Phân Tích

Có thể nhiều bạn đang có sự nhầm lẫn giữa việc công chứng và chứng thực. Bạn đã có bản chính giấy tờ tùy thân, vì vậy theo yêu cầu thì đó được gọi là việc chứng thực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lại chỉ cần công chứng mà thôi. Chính vì vậy, chúng tôi vẫn sẽ cung cấp cho bạn về hai thủ tục này để bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm như sau:

công chứng giấy tờ ở đâu

Về việc công chứng

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật công chứng về việc công chứng thì:

” Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật công chứng về người có thẩm quyền công chứng là công chứng viên như sau:

” Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.”

Về hình thức tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại Điều 23 Luật công chứng như sau:

” Điều 23. Hình thức tổ chức hành nghề công chứng

1. Phòng công chứng.

2. Văn phòng công chứng.”

Về phòng công chứng được quy định được quy định tại Điều 24 Luật công chứng như sau:

” 1. Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng.

3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.”

Về văn phòng công chứng được quy định tại Điều 26 Luật công chứng như sau:

” 1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng.

3. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Như vậy, việc công chứng giấy tờ tùy thân được thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng được thành lập theo đúng quy định của pháp luật nhằm xác nhận tính xác thực giấy tờ tùy thân của bạn bằng văn bản. 

Về việc chứng thực

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về việc chứng thực thì:

” Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính ”

Khoản 2, khoản 4, Điều 5 nghị định này (được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012) quy định về thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực trong trường hợp của bạn như sau:

” 2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực ”

Về giá trị pháp lý của bản chứng thực trong trường hợp này  được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP như sau:

” 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.”

Như vậy, nếu thủ tục bạn đang yêu cầu là chứng thực thì bạn có thể thực hiện tại nơi bạn tạm trú.

công chứng giấy tờ ở đâu

Với những thông tin chi tiết về công chứng và chứng thực trên, mong rằng các bạn sẽ không nhầm lẫn nữa nhé. Chúng tôi tin rằng bạn nào đang thắc mắc không biết công chứng giấy tờ ở đâu đúng quy định thì sẽ hiểu rõ ràng hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài sau.

SHARE
Previous articleHướng nhà tốt cho tuổi Bính Ngọ – Nam mạng 1966 và hợp với màu gì?
Next articleHướng nhà tốt cho tuổi Bính Ngọ – Nữ mạng 1966 và hợp với màu gì?
Mỗi Quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những ngày lễ truyền thống ấy, người dân ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đều thực hiện những nghi lễ khác nhau nhằm bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên hay những người anh hùng có công với đất nước. Các ngày lễ theo âm lịch: 1/1 - Ngày Tết Nguyên Đán: Là ngày khởi đầu một năm mới và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. 15/1 - Ngày Tết Nguyên Tiêu: trong ngày này mọi người thường đi lễ chùa, lễ phật để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng. 3/3 - Ngày Tết Hàn Thực: vào ngày người dân Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên những món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. 10/3 - Giỗ Tổ Hùng Vương: Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước. 15/4 - Lễ Phật Đản: Là một trong những ngày lễ lớn nhất của đạo Phật. 5/5 - Tết Đoan Ngọ: Trong dân gian ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các loài sâu bọ trên cánh đồng để bảo vệ mùa màng. 15/7 - Lễ Vu Lan: Là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 15/8 - Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày Tết Đoàn Viên, đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau đoàn tụ. 10/10 - Tết Thường Tân hay còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc. 15/10 - Tết Hạ Nguyên: Là ngày tết ăn mừng mùa màng mới của người dân miền núi, ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày tết của người dân tộc Kinh. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời: đây là ngày mà các gia đình Việt thường dùng cá chép làm lễ vật dâng cúng để tiễn ông Táo Quân về trời. Ngày lễ theo dương lịch: 1/1 - Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày quan trọng với rất nhiều Quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là những Quốc gia ở Châu u. 14/2 - Lễ tình nhân (Valentine) là ngày kỉ niệm dành cho các cặp đôi yêu nhau. 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam:là ngày tôn vinh những cán bộ y tế, các bác sĩ và những người đang làm trong ngành y. 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền lịch sử nước nhà. 30/4 - Ngày giải phóng miền Nam, ngày chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. 1/5 - Ngày Quốc tế Lao động để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới. 7/5 - Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, mở ra cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. 13/5 - Ngày của mẹ, là ngày bày tỏ lòng biết ơn của con cái đối với người mẹ của mình. 19/5 - Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc. 1/6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi, đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. 17/6 - Ngày của cha, là ngày tôn vinh công lao của những người đã làm cha. 21/6 - Ngày báo chí Việt Nam, kỉ niệm sự ra đời của ngành báo chí. 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc. 2/9 - Ngày Quốc Khánh - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc. 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ. 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề ngày lễ hay và ý nghĩa nhất. Các thông tin về các hoạt động trong ngày lễ, các món ăn hay các câu chúc ý nghĩa,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách ý nghĩa nhất nhé! Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc tận hưởng những ngày nghỉ lễ hạnh phúc!