Gợi ý một số loại lá có tác dụng cầm máu hiệu quả

3467
0
SHARE

Trong cuộc sống, chúng ta không ngừng vận động khó tránh khỏi những lúc bất cẩn khiến bản thân bị va chạm dẫn đến trầy xước, chảy máu ở tay, chân hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể. Để xử lý, bạn có thể sử dụng những loại lá cầm máu hiệu quả xung quanh chúng ta. 

Cỏ mực

Cỏ mực còn một số tên gọi khác như: cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Loại cây này có đặc điểm: mọc thẳng đứng cao tối đa tới 80cm, thân có lông cứng. Lá của chúng có lông 2 mặt và dài khoảng 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Hoa cỏ mực mọc thành cụm có màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả  có hình dẹt, có cánh dài khoảng 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Cỏ mực là loài mọc hoang phổ biến ở nước ta. Chúng được gọi là cỏ mực vì khi vò nát sẽ có nước màu đen chảy ra như mực.

Cách sử dụng: Khi bị chảy máu, bạn chỉ cần nhai hoặc giã nát cỏ mực rồi đắp lên vết thương, dùng tay ấn chặt, một lúc sau máu sẽ ngừng chảy.

cầm máu hiệu quả

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu còn có tên là: cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Ngải cứu có đặc điểm: Thân có rãnh dọc, lá không có cuốn, 2 mặt lá khác nhau một mặt thì nhẵn, màu lục sẫm; mặt còn lại có màu trắng tro, nhiều lông nhỏ.

Cách sử dụng: Giã nát lá ngải cứu tươi, thêm vào khoảng 1/3 muỗng cà phê muối rồi đắp lên vết thương. Máu sẽ được cầm nhanh chóng và giảm cảm giác đau nhức.

Lá tía tô

Cây tía tô thường cao khoảng 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép có khía răng, lá tia tô có mặt dưới tím tía hoặc cả hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Chúng có hoa trắng hoặc tím mọc thành cụm ở đầu cành. Quả tía tô có hình cầu. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng và có lông.

Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nhuyễn lá tía tô và đắp chúng lên vết thương sẽ có tác dụng cầm máu nhanh chóng.

cầm máu hiệu quả

Cây bỏng

Cây bỏng còn được biết đến với tên cây trường sinh, cây sống đời. Cây khá mọng nước, lá mọc đối, phiền dày và có hoa màu hồng hoặc đỏ.

Cách sử dụng: Bạn giã sơ lá bỏng rồi trực tiếp đắp lên vết thương. Cảm giác đau nhức sẽ giảm và vết thương lên da non nhanh hơn nhiều.

cầm máu hiệu quả

Nõn chuối tiêu

Nõn chuối tiêu chính là phần lá non trên ngọn của cây chuối tiêu.

Cách sử dụng: Nõn chuối tiêu sau khi được làm sạch bạn giã nát, đắp lên vết thương và băng ép lại.

Lá sắn dây

Sắn dây có một số tên gọi khách như: cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, là loại cây dây leo.

Cách sử dụng: Rửa sạch lá sắn dây sau đó giã nát rồi trộn với ít nước và đem đắp lên vết thương đang chảy máu và băng kín lại.

cầm máu hiệu quả

Lá trầu không

Lá trầu không thuộc loại dây leo, tương đối dễ kiếm. Lá có hình trái tim, lá có một mặt bóng, màu xanh.

Cách sử dụng: Lấy lá trầu không, lá gai và hạt cau già theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô. Sau đó tán hỗn hợp này thành bột mịn. Mỗi khi bị chảy máu chỉ cần sử dụng bột rắc lên vết thương và băng lại là được.

Húng láng

Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Lá có màu xanh đậm, gân và cuống màu tím. Thân cây cũng có màu tím sẫm. Khi vò lá bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm đặc trưng.

Cách sử dụng: Khi bị vết thương chảy máu, bạn dùng cây húng láng rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Cách này còn được sử dụng để sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn trước khi được bệnh viện chữa trị.

cầm máu hiệu quả

Biết được những loại lá cầm máu là hành trang cuộc sống quan trọng giúp bạn xử lý nhanh chóng khi gặp rủi ro khi hại cho sức khỏe. Lưu lại bài viết và áp dụng khi bạn bị vết thương chảy máu nhé!

SHARE
Previous articleTử vi tháng 3 âm lịch năm 2018 của 12 con giáp hay nhất và đầy đủ nhất.
Next articleBảo vệ răng miệng với các thói quen tốt
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!