Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

3719
0
SHARE

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ có thể là khá phổ biến và không có gì lạ lẫm. Nhưng đối với việc nôn trớ bất thường. Bạn cần đặc biệt lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Bởi một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em mà bạn cần phải đặc biệt cẩn trọng cho sức khỏe của con mình. Bài viết sau sẽ cho các biết biểu hiện đó là của tình trạng bệnh lý gì?

Nôn trớ ở trẻ nhỏ

  • Nôn trớ ở trẻ nhỏ sẽ chỉ thường gặp khi trẻ còn dưới 6 tháng tuổi. Tình trạng này là do cấu trúc dạ dày của trẻ phát triển chưa toàn diện.
  • Nhưng đặc biệt bạn cần lưu ý đến biểu hiện nôn trớ bệnh lý. Bởi có một số bệnh lý có thể ảnh hưởng nguy kịch đến tính mạng. Mà nếu như bố mẹ không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân nôn trớ bình thường ở trẻ nhỏ:

  • Tình trạng nôn trớ là quá trình dạ dày đẩy ngược các chất từ dạ dày ra ngoài bằng đường miệng. Có thể là do các động tác gắng sức của cơ thể gây nên.
  • Tình trạng gắng sức ví dụ như: sau khi ăn trẻ nhỏ nô đùa nhiều quá. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ bị nôn trớ do vừa mới ăn no xong.
  • Nhưng đây chỉ là biểu hiện bình thường ở trẻ khi bú mà các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
  • Trẻ khi ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng như sữa, thức ăn dặm,… sau đó hoạt động nhiều mà nôn ra một lượng thức ăn nhỏ. Nếu như theo dõi thấy trẻ vẫn khỏe mạnh thì đó là điều mà bạn không cần phải quá lo lắng.

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Nguyên nhân nôn trớ bệnh lý:

  • Tình trạng bệnh lý như trẻ bị viêm dạ dày cũng có thể khiến cho trẻ bị nôn trớ. Tình trạng nôn trớ sẽ xảy ra rất bất thường. Khiến cha mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm.( tình trạng này có thể do ruột bị virus, khá phổ biến)
  • Nguyên nhân nôn trớ có thể phát sinh từ việc trẻ bị ngộ độc thức ăn. Đó có thể là do việc thức ăn bạn đã bảo quản không tốt. Do đó thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, khi bạn chế biến cho trẻ ăn sẽ khiến cho trẻ bị ngộ độc. Cơ chế đào thải chất độc của trẻ đã đẩy lượng thức ăn đó ra ngoài.
  • Tình trạng gây viêm ruột dạ dày gây ra nôn trớ cho trẻ thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng.
  • Tình trạng ốm nặng, ho quá nhiều, cũng cso thể gây ra tình trạng nôn trớ. Đặc biệt là ngay sau khi trẻ vừa ăn, mà trẻ ho quá nhiều sẽ gây ra tình nôn trớ.
  • Tình trạng tai bị viêm hoặc do hệ tiêu hóa có vấn đề( viêm ruột thừa), bị tắc đường ruột, nhiễm trùng tiết niệu, hẹp môn vị,….. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ cho trẻ nhỏ.
  • Khi trẻ nôn quá nhiều, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống một loại thuốc nào đó. Mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất. Để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác và để trẻ được điều trị đúng cách.

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết trẻ nôn là do bệnh lý:

Dấu hiệu nôn do cơ thể bị nhiễm virus:

  • Khi bị nôn trớ do cơ thể bị nhiễm virus. Bệnh sẽ có những dấu hiệu sốt cao, đau bụng, nôn, tất cả đều khởi phát đột ngột. Khi thấy trẻ có những biểu hiện này kéo dài, cũng như tình trạng nôn kéo dài quá 72 giờ.
  • Cùng với đó là tình trạng trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy ngay trong ngày đầu xuất hiện tình trạng nôn. Nhưng cũng có thể bắt đầu dấu hiệu này từ ngày thứ hai.

Khi bị nôn trớ do bị viêm dạ dày:

  • Tình trạng dạ dày bị viêm có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nên rất khó phân biệt bệnh viêm dạ dày là do ngộ độc hay do vi khuẩn/virus gây ra.
  • Khi tình trạng bệnh bắt đầu có những dấu hiệu khá giống nhau. Nên việc phân biệt là rất khó, điển hình như biểu hiện nôn. Cả hai nguyên nhân gây ra viêm dạ dày đều có.
  • Mỗi lần nôn thường kéo dài ít nhất 5 phút đến 30 phút trong khoảng 1 đến 12 giờ đầu.
  • Tình trạng nôn do do trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo gây ra ngộ độc. Tình trạng này sẽ khởi phát từ 2 giờ đến 12 giờ sau khi ăn.
  • Bắt đầu với tình trạng sốt, tiếp đến mới là tình trạng nôn trớ. Sẽ xuất hiện sau khi bạn ăn cho trẻ ăn các đồ ăn lạ, tại một quán lạ.
  • Tình trạng này sẽ không kéo dài quá 12 giờ, tình trạng tiêu chảy không nhất thiết là có, mà có thể là không.
  • Còn nếu tình trạng của trẻ có thể nặng hơn. Ví dụ như thời gian nôn trớ kéo dài trên 12 giờ và biểu hiện sốt cao. Đó có thể không phải do thức ăn mà trẻ ăn phải, đây có thể không phải là tình trạng trẻ bị ngộ độc.

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Khi trẻ có dấu hiệu đi tiểu thấy đau rát kèm theo việc thỉnh thoảng trẻ bị nôn. Đồng thời biểu hiện sốt cao trong vài ngày cũng bắt xuất hiện ở trẻ.
  • Kiểm tra nước tiểu thì thấy có mùi khó chịu.
  • Những dấu hiệu trên khiến bạn phải cân nhắc đến tình trạng trẻ bị viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân trẻ bị nôn cũng có thể là do căn bệnh này gây ra.

Tình trạng bị tắc ruột:

  • Tắc ruột là tình trạng bệnh khi mà ruột bị xoắn lại. Đây là một trong những tình trạng cực kỳ hiếm gặp. Nhưng tầm ảnh hưởng đến sức khỏe lại cực lớn. Bạn cần xử lý cấp cứu khi trẻ bị tình trạng này vì nó nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi bạn thấy trẻ có biểu hiện đau bụng dữ dội, tình trạng đau xuất hiện đột ngột. Không dừng lại ở đó, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn ra mật xanh, mật vàng.
  • Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như đau thành cơn, mặt bắt đầu vã mồ hôi, da nhợt nhạt kém sắc. Tình trạng bệnh diễn biến ngày càng xấu đi. Bạn cần đưa trẻ đến viện ngay.

Trẻ bị lồng ruột:

  • Tình trạng này nếu như xảy ra bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu ngay.
  • Đây là triệu chứng có thể gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.
  • Khi trẻ nôn hãy để ý xem trẻ có co chân về phía bụng không? Da có xanh xao nhợt nhạt đi không? Đó có thể là do phân của trẻ bị lỏng và trong phân có máu.

Một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em

Nôn do trẻ bị hẹp phì đại môn vị:

  • Ở những trẻ nhỏ mới được 3 tuần đến 5 tuần tuổi. Mà bắt đầu xuất hiện tình trạng nôn dữ dội. Các bậc cha mẹ cần phải đề phòng với khả năng trẻ nhà bạn đang bị phì đại môn vị.( đây là bộ nối dạ dày với tá tràng).
  • Chu kỳ thường gặp của tình trạng này là bú-nôn-đói. Nếu thấy dấu hiệu này, không chần chừ mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
  • Lý do: tình trạng này không thể dùng thuốc mà có thể chữa trị khỏi. Cần đến sự phẫu thuật mới có thể giúp trẻ phục hồi được. Điều này lý giải tại sao bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn:

  • Nôn là tình trạng cơ thể đẩy thức ăn, nước ra bên ngoài qua đường miệng. Vậy nên sẽ khiến cho cơ thể mất một lượng nước rất lớn.
  • Chính vì vậy để tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Bạn cần phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể có thể cân bằng chất điện giải.
  • Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây loãng, dùng dung dịch Oresol hay nước chín đều được.
  • Nếu trẻ bị nôn nhiều, bạn không nên ép trẻ uống. Mà hãy thay đổi tư thế nằm cho trẻ.
  • Hãy để trẻ ngồi dậy hoặc để trẻ nằm nghiêm để phòng ngừa việc trẻ bị nôn. Bởi việc nôn cũng gây nguy hiểm cho trẻ, khi chất nôn tràn vào khí quản sẽ gây sặc rất nguy hiểm.
  • Bạn nên cho trẻ uống nước sôi để nguội sau khi trẻ bớt nôn. Bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol.
  • Bạn nên ngừng việc ép trẻ ăn vào sau khi nôn. Bởi nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện nôn nhiều. Ắt hẳn hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp sự cố. Bạn cần bổ sung thêm lượng nước bị mất cho trẻ.
  • Nếu cho trẻ ăn, bạn cần lựa chọn loại thức ăn dễ tiêu hóa, không nên cho ăn nhiều. Mà chỉ nên cho trẻ ăn từng ít một.
  • Biểu hiện đau bụng, co giật, sốt, ói mửa liên tục. Đặc biệt là tình trạng ói mửa kéo dài, đó chắc chắn không phải là dấu hiệu bình thường. Bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị.

 

 

SHARE
Previous articleDu học Anh giá rẻ và thông tin bạn cần biết
Next articleTổng hợp những câu chúc Tết hài hước dí dỏm được chia sẻ nhiều nhất trên facebook
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các " vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức , 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Tử vi là tên một loài hoa màu tím.. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: Cách an mệnh của Tử Vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý. Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem, trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định. Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung. Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề tử vi hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về tử vi 12 con giáp, vận mệnh theo ngày, tháng, năm sinh, thông tin về hướng xuất hành, về tài lộc, tình duyên, sự nghiệp,... , tất cả đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách khái quát và chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!