Phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát

3385
0
SHARE

phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát

Bệnh tay chân miệng thường có dấu hiệu bùng phát vào cuối thu, đầu đông. Bệnh tay chân miệng cũng xảy ra vào mùa hè nhưng không quá nhiều. Nhưng đột ngột đến cuối tháng 9 số ca mắc bệnh thường tăng vọt vào thời điểm trẻ đi học.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát
Điều này làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Mà chưa biết cách xử lý phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát!

Thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất

  • Bệnh tay chân miệng thường xảy ra vào mùa hè nhưng đến tháng 9 trở đi, số bệnh nhân mắc bệnh thường tăng vọt do đây là thời điểm trẻ nhập học nhiều.
  • Số ca nhiễm bệnh có xu hướng rải rác ở nhiều nơi. Nên khi các cháu đi học. Chơi đùa cùng nhau rất dễ lây nhiễm cho nhau và lây nhiễm rất nhanh. Nhất là trong thời điểm có dấu hiệu bùng thành dịch.

lưu ý trong phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

  • Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Những nơi sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao.
  • Bệnh tay chân miệng xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa có ý thức tự vệ sinh. Trẻ thường xuyên dùng chung đồ vật (nhất là đồ chơi…) với bạn bè.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát

  • Đồng thời sức đề kháng kém phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu. Chính là nguyên nhân của trẻ có khả năng phòng bệnh kém hơn.
  • Trẻ khỏe mạnh mắc bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bị bệnh bắn ra trong lúc ho.
  • Ngoài ra trẻ mắc bệnh còn hắt hơi. Kết hợp với việc chơi chung với trẻ khỏe mạnh như cùng cầm, nắm, sờ phải đồ chơi, sàn nhà… dính nước bọt, dịch tiết mũi họng của trẻ bị bệnh. Điều này khiến cho các trẻ rất dễ dàng lây nhiễm cho nhau.

Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng

  • Trẻ khi đã mắc bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện là lên cơn sốt, chán ăn.
  • Biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy là xuất hiện những vết lở loét, những đốm đỏ. Điều này làm cho trẻ mắc bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát

  • Dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng là sẽ bị nổi mẩn đỏ trên khắp cơ thể. Nhưng đôi khi lại ở dạng mụn nước, xuất hiện trên cả lòng bàn tay, khuỷu tay,  bộ phận sinh dục. Trẻ nhỏ có nguy cơ mất nước do những đau đớn trong miệng nên không thể uống được nước.
  • Bạn nên lưu ý không phải bệnh nhân mắc tay chân miệng nào cũng xuất hiện tất cả những triệu chứng này.

sai lầm trong cách chăm sóc, chữa trị bệnh tay chân miệng

  • Khi trẻ bị tay chân miệng thì vệ sinh răng miệng cho trẻ sẽ là vấn đề khó khăn nhất. Bởi vì miệng trẻ xuất hiện nhiều nốt lở loét, rất đau đớn
  • Các vết lở loét này còn khiến cho trẻ không ăn không ngủ được. Nếu trẻ không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng thì trẻ dễ mắc bệnh viêm nha chu, nấm miệng.
  • Nhưng nếu như vệ sinh răng miệng cho con không đúng cách có thể làm vỡ các nốt phỏng. Điều này làm cho tình trạng lở loét thêm nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
  • Không nên dùng bông gạc thấm nước muối rửa miệng cho trẻ.

Cách tốt nhất để ngăn chặn và phòng tránh bệnh răng miệng

  • Hãy khuyến khích con tự giác súc miệng bằng nước muối khi ăn xong hay buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Cần nhắc nhở con nên uống nhiều nước vì miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch. Khi trẻ lên cơn sốt cần để con ở nơi thông thoáng. Lúc này nên cởi bớt quần áo cho thoáng mát.
  • Không nên lạm dụng truyền dịch cho trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao thì truyền dịch phải theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng khi có dấu hiệu bùng phát

  • Đối với trẻ bị nhẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi… để bổ sung vitamin C. Sẽ giúp cho sức đề kháng của trẻ được nâng cao.
  • Bạn nên kết hợp các loại quả có màu đỏ, màu vàng như cà chua, dưa hấu, nước ép cà rốt,… chúng rất giàu vitamin A rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A còn giúp làm lành nhanh các vết tổn thương.
  • Bệnh nhân bị tay chân miệng nên được bổ sung kẽm như ăn các đồ hải sản như hàu, ngao. Thay đổi bữa ăn kết hợp với các thực phẩm khác như  lòng đỏ trứng, thịt gà… chế biến thành các món cháo, súp cho người bệnh dễ ăn.

Cách xử lý khi phát hiện bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

  • Đối với bệnh nhân còn nghi mắc bệnh tay chân miệng hoặc bệnh có dấu hiệu tiến triển ngày càng nặng. Bạn cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện khám chữa kịp thời.
  • Để phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ và người lớn. Bạn cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,  mặt bàn/ghế bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, cho cả mẹ và bé đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
SHARE
Previous articleĐể thận khỏe mạnh bạn nên tránh những điều sau
Next articleCách phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các " vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức , 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Tử vi là tên một loài hoa màu tím.. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: Cách an mệnh của Tử Vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý. Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem, trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định. Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung. Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề tử vi hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về tử vi 12 con giáp, vận mệnh theo ngày, tháng, năm sinh, thông tin về hướng xuất hành, về tài lộc, tình duyên, sự nghiệp,... , tất cả đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách khái quát và chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!