Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

4236
0
SHARE

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh đang là vấn đề đáng lo ngại đối với hầu hết các bậc bố mẹ. Phần lớn do trẻ sinh ra còn rất non nớt, các cơ quan trên cơ thể chưa được hoàn thiện và phát triển toàn diện, khiến trẻ dễ mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi được định nghĩa là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi xảy ra trên một bộ phận nào đó của phổi.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể do virut, vi khuẩn hoặc do một số nấm nhiễm bệnh gây ra. Khi virut hoặc vi khuẩn mang mầm bệnh viêm phổi vượt qua lớp bảo vệ của cơ thể, tồn tại được trong phổi thì chúng sẽ sản sinh nhanh chóng và gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây hay không?

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi có thể xác định bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây hay không. Cụ thể:

  • Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi do virut thì bệnh có thể lây lan dễ dàng giữa người với người. Bệnh có thể bị lây thông qua hành động tiếp xúc thân mật với người bệnh hoặc có thể lây lan khi người bệnh ho, hắc hơi…
  • Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn thì phần lớn sẽ không lây lan cho người khác. Tuy nhiên, xác suất lây lan vẫn xảy ra.
  • Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng có thể lây lan qua đường máu, đặc biệt lây từ mẹ sang con khi người mẹ bị viêm phổi trong giai đoạn sinh nở.

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi có thể xuất hiện một số triệu chứng như ho, sốt và gặp khó khăn trong việc thở, trẻ sẽ thở nhanh hơn bình thường, kèm theo hơi thở có tiếng khò khè.

Trẻ gặp khó khăn trong vấn đề bú mẹ hoặc ăn dặm. Trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài.

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi do virut thì bệnh có thể phát triển qua nhiều ngày. Ban đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu bị lạnh và sổ mũi. Sau đó, xuất hiện thêm ho, sốt và gặp khó khăn trong việc thở.

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn thì bệnh phát triển nhanh hơn, chỉ qua vòng một ngày sau khi vi khuẩn tấn công là trẻ đã có biểu hiện sốt cao, ho, mệt mỏi và khó thở.

Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu?

Thông thường, khi trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi, trẻ sẽ mất một vài tuần để điều trị cho đến khi bệnh được hồi phục hoàn toàn.

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên có thể giúp mẹ kiểm soát được một cách tốt nhất bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

SHARE
Previous articleNhững lưu ý khi mẹ cho bé bú sữa tươi
Next articleSinh mổ có ăn được khoai môn?
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!