Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

8696
0
SHARE

Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

Xe ôtô có hộp số tự động đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và đem lại nhiều tiện ích thiết thực cho người lái. Nhưng không phải vì vậy mà ôtô số sàn mất đi vị thế riêng trong lòng mỗi người yêu xe.

Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

Cảm giác tự tin khi bạn thao tác thuần thục để khởi động và điều khiển một chiếc ôtô số sàn khiến bạn cảm thấy niềm vui lái xe. Nhưng bạn cũng cần biết cách chạy xe ô tô số sàn không chết máy. Để niềm vui lái xe luôn chọn vẹn!

Thay đổi số đúng quy trình lái xe

  • Từ số 1 ta đi lần lượt 2-3-4-5. Tránh vào số theo kiểu bỏ qua bước sẽ khiến xe không đủ lực kéo, gây mất an toàn. Đối với các bạn thi sát hạch lái xe nếu vào số bỏ qua trình tự số sẽ bị trừ điểm.
  • Tập thói quen kéo cần số dừng lại tại điểm trung gian (tức là số N) rồi mới kéo sang số tiếp. Mục đích là tạo cảm giác sang số chính xác, tránh kéo nhầm số 3 sang số 5…
  • Vận tốc số 1 đi chậm 0-15 km/h, số 2 từ 15-25 km/h. Số 3 : 25-35 km/h. Số 4 : 40-55 km/h….

Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

  • Sang số lớn cần phải chạy nhanh hơn để lấy đà. Khi xe chạy chậm lại cần về số thấp tương ứng để đảm bảo lực kéo. Bởi nếu đi chậm ở số lớn thì xe sẽ bị rung lên khi tăng ga

Khi xe dừng lại nếu muốn đi tiếp thì phải về số 1:

  • Ở xe số sàn thì số lùi là số mạnh nhất, mạnh hơn cả số 1.
  • Khi xe đang chạy thì không thể vào số lùi, trên xe số tự động cũng vậy.

Sử dụng chân côn và ga linh hoạt khi lái xe:

Từ số 2 trở đi có thể nhả chân côn nhanh hơn mà không sợ chết máy:

  • Côn ra ga vào: Tức là khi nhả chân côn phải đệm thêm ga, thường là nhả chân côn trước, khi thấy bắt đầu tiếp nối thì đệm ga đều.
  • Khi ngắt côn phải đạp nhanh, dứt khoát hết độ sâu của chân côn.
  • Vù ga giúp xe về số mà không bị giật đồng thời đảm bảo độ bền bỉ của máy.

Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

  • Khi đang chạy ở vận tốc trung bình – cao mà phải về số thấp hơn để lấy lực kéo. Ví dụ như lên dốc, cầu thì sử dụng kỹ thuật vù ga. Bạn cần đạp côn để về số thấp hơn nhưng chưa vội nhả chân côn. Nên đệm nhẹ ga để đồng tốc máy – bánh răng bị động sau đó mới nhả côn.

Sử dụng chân côn và thắng

  • Khi đi chậm như xe đạp mà cắt côn thì xe sẽ đi chậm hơn đến khi dừng lại. Trường hợp này côn trước, phanh sau. Ngoại trừ phanh gấp có thể đạp phanh mà khỏi cần cắt côn.
  • Xe đi trung bình hoặc nhanh mà cắt côn thì xe sẽ chạy nhanh hơn sau đó mới chậm dần. Trường hợp này ta lên rà chân phanh vài lần cho xe chậm hơn (không phải đạp phanh) rồi mới cắt côn.
  • Việc đạp phanh trước khi cắt côn giúp an toàn hơn, để đảm bảo xe không bị chết máy thì lực đạp phanh phải phù hợp với quán tính.
  • Nếu xe đi chậm mà đạp phanh mạnh thì sẽ chết máy. Ta nên rà phanh nhẹ nhàng. Đến khi có được vận tốc an toàn rồi mới cắt côn. Việc này còn phụ thuộc vào tình huống trước mặt. Nếu là tình huống khẩn cấp thì không nên cắt côn.

Khởi hành ngang dốc

  • Chỉ cần đạp chân phanh, nhả côn dần dần lên đến khi thấy xe và vô-lăng rung lên thì giữ nguyên chân côn, sau đó nhả nhẹ chân phanh.
  • Không được nhả phanh và chân côn ra nhanh vì sẽ khiến xe chết máy. Kỹ thuật vê côn này cần tập nhiều để quen cảm nhận chân côn, ga, phanh.

Cách chạy xe ô tô số sàn không bị chết máy

  • Nếu xe lăn bánh thì nhả côn thật chậm và đều chân phanh và côn. Nếu nhả hết chân phanh mà xe vẫn đứng im tại chỗ. Hãy để lực kéo của xe và lực trôi xuống dốc cân bằng nhau. Bạn chỉ cần đệm nhẹ ga, nhả chân côn lên là xe đi tiếp.

Vào cua với xe số sàn

  • Vào cua ở ngã 4 vuông góc với vận tốc khoảng 50 km/h trở xuống có thể đạp côn trước, chân phải để vào chân phanh để rà phanh cho chậm lại và chuẩn bị nếu có tình huống khẩn cấp. Khi thoát ra khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều thì nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì chỉ cần tăng ga chạy tiếp.
  • Nếu vào cua ở ngã 4 với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.
  • Vào cua ở đường cong thì không nên đạp côn, nhất là ở vận tốc lớn sẽ khiến xe mất độ bám đường.
  • Không nên về số trước khi ôm cua, chỉ đến khi cua xong thấy xe bị chậm lại nhiều mới về số.
  • Khi vào cua không nên đệm thêm ga trừ khi xe chạy chậm.
  • Khi vào cua chân phải nên để vào chân phanh đề phòng tình huống nguy hiểm và tránh bối rối đạp nhầm chân ga.

Cách sử dụng phanh tay:

  • Phanh tay chỉ có tác dụng hiệu quả khi xe đi dưới 35 km/h. Phanh tay chỉ có tác dụng với 2 bánh sau.
  • Khi đi nhanh thì phanh tay chỉ là phương án trợ giúp nếu phanh chân bị mất.
  • Ngoài ra kéo phanh tay với lực mạnh khi đi nhanh có thể khiến xe bị trượt bánh sau (giống các tay đua thường kéo phanh tay để drift xe qua chỗ cua).
  • Hãy kéo phanh tay để tránh xe trôi dốc.
SHARE
Previous articleCách làm chun tóc tai thỏ tặng em gái 20/10
Next articleCách làm hạt lựu vô cùng đơn giản
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các " vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức , 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Tử vi là tên một loài hoa màu tím.. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: Cách an mệnh của Tử Vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý. Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem, trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định. Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung. Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề tử vi hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về tử vi 12 con giáp, vận mệnh theo ngày, tháng, năm sinh, thông tin về hướng xuất hành, về tài lộc, tình duyên, sự nghiệp,... , tất cả đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách khái quát và chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!