Cách làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh

4059
0
SHARE

Trong những dịp Trung Thu quây quần bên gia đình, chắc chắc sẽ không thể thiếu những chiếc đèn trang trí, những món ăn ấm cúng và đặc biệt là món ăn truyền thống bánh trung thu. Tuy nhiên qua nhiều năm có lẽ bạn sẽ cảm thấy ngán với những bánh được bày bán trên thị trường, và e ngại với chất bảo quản trong bánh. Năm nay bạn hãy học cách làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh cùng sucsongkhoe.com nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

cách làm bánh dẻo

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh với mẻ bánh có số lượng khoảng 4 bánh, bạn cần chuẩn bị theo công thức sau:

Nguyên liệu làm vỏ bánh:

  • Bột bánh dẻo: 460g
  • 1 lít + 50ml nước đường bánh dẻo
  • Tinh dầu lá dứa: ½ muỗng cà phê
  • Tinh dầu hoa bưởi: 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 60ml

Nguyên liệu làm nhân bánh:

  • Đậu xanh đã cà vỏ: 250g
  • Đường: 170g
  • Bột bánh dẻo: 60g
  • Dầu: 100ml
  • Mứt bí: 30g
  • Muối: 1/3 muỗng cà phê

cách làm bánh dẻo

Cách làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh

Sơ chế nguyên liệu làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh

Bước 1

Mứt bí bạn thái nhỏ thành những miếng hạt lựu rồi để riêng vào đĩa hoặc bát nhỏ.

Bước 2

Đậu xanh mua về bạn rửa sạch với nước, loại bỏ hạt lép và bị hư rồi ngâm với nước khoảng 3 tiếng đến khi đậu mềm. Sau đó đãi sạch lại với nước để loại bỏ sạn lẫn trong đậu.

Bước 3

Chuẩn bị khuôn bạn rửa sạch để ráo hoặc lau khô, sau rắc bột nếp khô vào chống dính để ép bánh được hoàn mỹ.

Các bước làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh:

Bước 1

Hầm đậu xanh trong nồi với lượng nước khoảng 600ml và để lửa vừa phải. Vừa hầm bạn vừa vớt bọt nổi lên ra ngoài. Tiếp tục hầm đến khi nước hơi cạn thì bạn đậy nắp để đậu mềm là được. Sau khi nước cạn hẳn thì bạn tắt bếp và để nguội bớt.

Bước 2

Cho đậu xanh đã chín trên vào máy xanh sinh tố cùng với đường rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp sánh mịn.

cách làm bánh dẻo

Bước 3

Sau đó đem trộn đều đậu xanh với bột và dầu ăn. Cho hỗn hợp này lên chảo chống dính, bật lửa vừa và đảo đều tay đến khi nhân quyện thành một khối không dính đáy chảo thì bạn cho mứt bí vào sên thêm một lúc nữa rồi tắt bếp.

Để nguội rồi vo thành những viên nhỏ vừa ăn để làm nhân bánh đến khi hết phần nhân trong chảo.

cách làm bánh dẻo

Bước 4

Cho tất cả nước đường, tinh dầu lá dứa, tinh dầu bưởi, dầu ăn và hoa bưởi vào trộn với nhau cho đều. Vừa rắc bột vào vừa khuấy thật đều tay đến khi bột đặc lại thì bạn tiến hành nhào bột bằng tay. Chú ý nhào cho thật kỹ đến khi bột mịn và quyện đều là được.

Bọc kín âu bột lại rồi để qua đêm hoặc để 6 tiếng cho bột nở.

cách làm bánh dẻo

Bước 5

Sau khi đã ủ đủ tiếng, bạn lấy bột ra và chia thành những phần vừa đủ để tạo vỏ bánh, thông thường sẽ là gấp đôi lượng phần nhân đã vo trước đó.

cách làm bánh dẻo

Vo tròn bột thành viên rồi cán thành miếng mỏng, nhồi nhân vào giữa bột vỏ rồi vo lại cho đến khi bọc kỹ.

cách làm bánh dẻo

Bước 6

Cho viên bánh vào khuôn, ấn đều các góc cho bánh chắc rồi gõ nhẹ và lấy bánh ra. Tương tự như vậy đến khi hết mẻ bánh là được.

Bánh dẻo nhân trung thu lá dứa sau khi làm xong có thể đem bọc vào màng bọc chuyên dụng, đóng vào túi hoặc hộp kín đẹp mắt để làm quà trung thu cho người thân, bạn bè nhé.

cách làm bánh dẻo

Những lưu ý khi làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh:

  • Khi sên đậu xanh, bạn nhớ đảo đều lên cho nhân không bị cháy nhé.
  • Việc ủ bột bánh rất cần thiết bởi nó giúp bột nở, không bị chảy, bị mờ khuôn sau khi đã làm xong.

cách làm bánh dẻo

Với cách làm bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh này, chắc chắn sẽ là giải pháp tuyệt vời khi những chiếc bánh nướng truyền thống đã trở nên nhàm chán. Đây quả là một món quà ý nghĩa phải không nào? Chúc các bạn thành công.

SHARE
Previous articleCách làm bánh dẻo mặn cho tết Trung Thu thêm đậm đà
Next articleNhững hiểm họa khó lường khi nuôi chó pitpull
Mỗi Quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những ngày lễ truyền thống ấy, người dân ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đều thực hiện những nghi lễ khác nhau nhằm bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên hay những người anh hùng có công với đất nước. Các ngày lễ theo âm lịch: 1/1 - Ngày Tết Nguyên Đán: Là ngày khởi đầu một năm mới và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. 15/1 - Ngày Tết Nguyên Tiêu: trong ngày này mọi người thường đi lễ chùa, lễ phật để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng. 3/3 - Ngày Tết Hàn Thực: vào ngày người dân Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên những món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. 10/3 - Giỗ Tổ Hùng Vương: Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước. 15/4 - Lễ Phật Đản: Là một trong những ngày lễ lớn nhất của đạo Phật. 5/5 - Tết Đoan Ngọ: Trong dân gian ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các loài sâu bọ trên cánh đồng để bảo vệ mùa màng. 15/7 - Lễ Vu Lan: Là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 15/8 - Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày Tết Đoàn Viên, đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau đoàn tụ. 10/10 - Tết Thường Tân hay còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc. 15/10 - Tết Hạ Nguyên: Là ngày tết ăn mừng mùa màng mới của người dân miền núi, ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày tết của người dân tộc Kinh. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời: đây là ngày mà các gia đình Việt thường dùng cá chép làm lễ vật dâng cúng để tiễn ông Táo Quân về trời. Ngày lễ theo dương lịch: 1/1 - Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày quan trọng với rất nhiều Quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là những Quốc gia ở Châu u. 14/2 - Lễ tình nhân (Valentine) là ngày kỉ niệm dành cho các cặp đôi yêu nhau. 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam:là ngày tôn vinh những cán bộ y tế, các bác sĩ và những người đang làm trong ngành y. 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền lịch sử nước nhà. 30/4 - Ngày giải phóng miền Nam, ngày chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. 1/5 - Ngày Quốc tế Lao động để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới. 7/5 - Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, mở ra cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. 13/5 - Ngày của mẹ, là ngày bày tỏ lòng biết ơn của con cái đối với người mẹ của mình. 19/5 - Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc. 1/6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi, đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. 17/6 - Ngày của cha, là ngày tôn vinh công lao của những người đã làm cha. 21/6 - Ngày báo chí Việt Nam, kỉ niệm sự ra đời của ngành báo chí. 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc. 2/9 - Ngày Quốc Khánh - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc. 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ. 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề ngày lễ hay và ý nghĩa nhất. Các thông tin về các hoạt động trong ngày lễ, các món ăn hay các câu chúc ý nghĩa,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách ý nghĩa nhất nhé! Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc tận hưởng những ngày nghỉ lễ hạnh phúc!