Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột ở chó

3805
0
SHARE

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó

Chó đã trở thành người bạn trung thành và thân thiết với con người từ bao đời nay. Chó là một loài động vật được rất nhiều người yêu thích và nuôi làm thú cưng. Nhưng chú chó lại có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh mà có lẽ bạn chưa biết hết.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó

Bệnh về đường ruột cũng sẽ làm cho bạn phải đặc biệt lưu tâm đấy nhé! Vậy tại sao không tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột ở chó. Để bạn biết mình phải làm gì để giúp chú chó tránh được và điều trị sao cho đúng cách khi chú chó nhà bạn mắc phải căn bệnh này!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột ở chó:

  • Căn bệnh này có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điển hình trong số đó chỉ cũng chỉ có một vài nguyên nhân chính.
  • Chú chó nhà bạn nếu ra ngoài và ăn linh tinh. Sẽ có nguy cơ rất cao bị kí sinh trùng xâm nhập cơ thể. Đồng thời có thể ăn phải chất độc cũng như nấm có hại cho dạ dày và ruột.
  • Một số loại vi trùng và vi khuẩn gây ra tình trạng này: Leptospira, E.Coli, Salmônella( có thể do việc uống và ăn hàng ngày có chứa các loại vi trùng và vi khuẩn này)
  • Căn bệnh viêm gan khi tiến triển đến một mức độ. Chúng sẽ âm nhập vào hệ thống tuần hoàn. Đồng thời phá hủy niêm mạc của ruột và dạ dày. Như vậy mà gây nên tình trạng viêm dạ dày ở chó.
  • Nhưng một số loại virus cũng có thể là tác nhân chính gây ra căn bệnh này đó là virus gây bệnh care, Parvovirut.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó

Dấu hiệu nhận biết khi chú cún nhà bạn bị mắc bệnh:

  • Khi chó bị nhiễm bệnh, bạn sẽ cảm thấy chú chó của mình có biểu hiện mệt mỏi. Chó sẽ biếng ăn hơn, uống nhiều nước hơn.
  • Mức độ sốt cao, thân nhiệt sẽ tăng cao từ 39,5 đến 40 độ C. Chó sẽ có biểu hiện run rẩy, bệnh sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy nặng. Đồng thời nôn mửa kéo dài.
  • Khi kiểm tra phân thì thấy: lúc đầu chó của bạn bị táo bó, lâu dần về sau phân sẽ loãng ra và có màu đen và xanh. Phân của chú chó sẽ có dịch nhày và mùi rất tanh.
  • Cơn đau bụng sẽ làm cún nhà bạn khó chịu, cươn đau sẽ lan dần và lan nhanh xuống ruột già.
  • Bạn sẽ có thể phát hiện tình trạng đau bụng của chú chó nhà mình bằng biểu hiện, bụng chướng nhẹ, bị sôi bụng, cơn đau bụng làm cho chú cún của bạn nằm trong tư thế hai chân trước chống thẳng lên.
  • Do việc tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, khiến cho chú chó của bạn bị mất nước rất nhiều. Điều này làm cho chó có biểu hiện da nhăn, bụng thóp, mắt trũng. Đó là dấu hiệu rất dễ dàng nhận ra.
  • Căn bệnh này nếu để kéo dài lâu, mất nước liên tục. Chú chó của bạn sẽ chết trong vài ngày, nếu bạn không kịp thời phát hiện.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó

  • Trong thời gian từ 3 đến 4 ngày, nếu như bạn không chăm sóc chu đáo và điều trị đúng cách. Khả năng tử vong của chú chó sẽ lên đến 90% đến 100%.
  • Điều trị không kịp thời, chó có khỏi cũng bị mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính. Khiến cho chó bị táo bón nhiều hơn hay bị tiêu chảy. Cơ thể sẽ gầy gò vì thiếu máu, do tình trạng biếng ăn của chó nhà bạn.

Điều trị bệnh bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó:

  • Bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị bạn nên hỗ trợ tăng sức đề kháng cho chú cún của bạn.

Cách xử lý khi chó của bạn bị bệnh:

  • Chỉ cho chú chó của bạn uống trong 24 giờ và không cho ăn.
  • Để bù lại lượng nước đã mất đi bạn cần truyền dung dịch sinh lý mặn ngọt cho chú chó của mình. Đồng thời bù thêm chất điện giải, để bù vào lượng điện giải đã mất đi.
  • Trong quá trình điều trị cần cho chó của bạn sử dụng thuốc an thần metocloprami hoặc Chlopromazin. Kết hợp dùng với thuốc Anticholinergi.
  • Điều trị triệu chứng nôn ở chó bằng thuốc Seduxen hoặc Atropinsunfat 0.1% , bạn có thể cho uống hoặc tiêm vào bắp( tiêm vào bắp sẽ mang đến hiệu  quả nhanh hơn, nhưng nếu bạn không biết tiêm thì có thể cho uống).
  • Trong tình trạng chú chó của bạn đau bụng liên tục, bạn có thể giảm đau bằng cách cho uống

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột ở chó

  • Tình trạng tiêu chảy có thể khắc phục bằng hỗn hợp thuốc: Pectin và Kaolin.
  • Đồng thời nên bổ sung thêm vitamin C và vitamin K để chống chảy chảy máu.
  • Nếu tình trạng nôn mửa nặng hơn thì sẽ trị nôn mửa trước, đau bụng hơn thì chữa đau bụng trước,… tùy theo cấp độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà ta cần ưu tiên điều trị triệu chứng nào trước.
  • Từ nguyên nhân gây ra bệnh mà ta sẽ tìm ra loại thuốc và cách dùng thuốc phù hợp.

Để phòng bệnh viêm dạ dày và ruột ở chó:

  • Phòng bệnh luôn là biện pháp được ưu tiên hàng đầu để tránh tổn hại mà bệnh gây ra cho cơ thể và sức khỏe của chú cún.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi thức ăn trước khi cho chú cún ăn. Bạn cần được nấu chín, các đồ sống như thịt sống và trứng sống đều không nên cho ăn. Bởi các loại thức ăn sống rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
  • Các loại thức ăn hư hỏng cần vứt đi, chứ không nên cho chú cún của bạn ăn. Nước uống cần thay đều đặn ngày 3 lần, để giữ cho nước luôn sạch hạn chế việc nhiễm bẩn.
  • Cứ 3 tháng một lần bạn nên đưa chú cún của mình tẩy run bằng Ivemectin.
  • Phòng bệnh Parvovirus và bằng cách tiêm phòng vaccine.

Bạn cần chăm sóc bữa ăn, chế độ sinh hoạt cho chú cún của mình. Đồng thời hãy đưa chú cún của bạn đi khám định kỳ để sớm phát hiện ra tình trạng mắc bệnh. Chúc chú cún nhà bạn luôn khỏe!

SHARE
Previous articleCách phòng bệnh và điều trị bệnh viêm gan ở chó
Next articleCách phòng và chữa trị bọ chét kí sinh trên chó
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các " vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức , 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Tử vi là tên một loài hoa màu tím.. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: Cách an mệnh của Tử Vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý. Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem, trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định. Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung. Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề tử vi hay và ý nghĩa nhất. Thông tin về tử vi 12 con giáp, vận mệnh theo ngày, tháng, năm sinh, thông tin về hướng xuất hành, về tài lộc, tình duyên, sự nghiệp,... , tất cả đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách khái quát và chi tiết nhất. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công trong cuộc sống!