Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

3691
0
SHARE
Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biếtNhững điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với mỗi đứa trẻ, tuy nhiên khi cho trẻ bú, mẹ phải lưu ý đến cách cho bé bú, tư thế cho bé bú…như thế nào để giúp cho mẹ và bé có những phút giây thư giãn thoải mái cùng nhau và đặc biệt là bé có thể hấp thu được lượng sữa cần thiết cho cơ thể, phát triển một cách toàn diện.

Hôm nay, sucsongkhoe.com giới thiệu đến quý bạn đọc những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết nhé! Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không nhanh chân thực hiện nào!!!

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biếtNhững điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

Một số dấu hiệu nhận biết bé đòi bú

Khi bé đói thường sẽ có một có biểu hiện sau: đó là trẻ mút miệng, liếm môi và thè lưỡi, chuyển động mắt nhanh, tạo tiếng khi mút miệng, hay đưa tay vào miệng mút,…

Trong quá trình mẹ đang cho trẻ bú, mẹ nên thường xuyên để mắt đến những biểu hiện của bé để nhận ra ngay từ những dấu hiệu đầu tiên cho biết trẻ đang đói.

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

Thời gian cho bé bú:

Ở mỗi trẻ thì thời gian cho bú sẽ khác nhau vì điều này phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng bú của từng bé, có bé sẽ bú cạn bầu sữa mẹ chỉ trong thời gian ngắn hay cũng có trường hợp trẻ bú khá lâu. Do đó, mẹ nên để bé tự bú theo khả năng của mình cho đến khi trẻ đã no thì sẽ tự động rời bỏ vú mẹ một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu sẽ kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé.

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

Một vài lưu ý khi cho bé bú mẹ

Để tránh mất sức, mẹ nên nhờ người thân phụ chăm con:

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, sự mệt mỏi, lo lắng hay mất ngủ có thể làm mẹ bị giảm lượng sữa. Vì vậy, mẹ cần gia đình hỗ trợ để có thể phụ giúp chăm sóc bé trong những tháng đầu tiên.

Đồng thời, mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn những loại thực phẩm có tác dụng kích thích cho nhiều sữa một cách tự nhiên để có đủ sữa cho con bú nhé.

Không bỏ sữa non

Sữa non là sữa vàng đầu tiên mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh.  Sữa non màu vàng sậm nên rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. vì vậy, các bà mẹ bỉm sữa lưu ý rằng không nên bỏ đi lượng sữa non ban đầu nhé!

Giúp bé tìm vú mẹ và bú đúng cách

Khi cho bé bú, để đảm bảo bé ngậm vú mẹ một cách chính xác và nhận đủ sữa từ mẹ, các mẹ có thể làm theo những bước sau:

Đầu tiên, kẹp vú với ngón tay cái bên trên và ngón trỏ bên dưới, chạm nhẹ núm vú vào môi dưới của bé. Lúc này, bé sẽ quay đầu về phía núm vú của mẹ, miệng mở rộng để bú.

Khi bé mút vú đúng cách sẽ có một dấu ấn rõ miệng bé và vú. Nếu muốn bé ngưng bú hoặc để di chuyển bé sang vú kế bên, mẹ hãy từ từ thả bé ra khỏi vú bằng cách nhẹ nhàng đặt ngón tay của bạn giữa hai nứu răng của bé để trẻ ngưng động tác mút.

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết

Tư thế cho bé bú

Có rất nhiều tư thế cho bé bú, vì vậy mẹ có thể chọn tư thế phù hợp và thoải mái cho mình nhất. Tư thế phổ biến nhất thường được các bà mẹ cho con bú đó là ngồi thẳng và đặt bé ngang trên đùi mẹ, đối mặt với núm vú của mẹ khi bú.

Cho bé bú đều cả hai bên vú

Khi cho bé bú, người mẹ nên để bé bú cạn một bên vú rồi mới chuyển sang bên vú còn lại để đảm bảo bé bú đủ sữa từ cả hai bầu vú mẹ. Với trường hợp cho bé bú bên vú còn lại mà bé chỉ bú một chút thì mẹ nên vắt phần sữa còn lại ra.

Nếu lần đầu tiên, bé bắt đầu bú từ ngực trái trước, thì đến lần bú sau, mẹ hãy cho bé bắt đầu từ ngực phải trước, cho bé bú luân phiên có tác dụng giúp bé làm quen với tư thế bú và giúp sữa về đều ở cả hai bên.

Tránh cho bé bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú chỉ khoảng 10 phút. Trong thời gian này, hai phút đầu tiên bé bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối bé không bú hoặc chỉ ngậm ti mẹ. Tuy nhiên, người mẹ không nên xem thường 6 phút cuối vì 6 phút này cũng vô cùng quan trọng, vì bé bú mút sẽ kích thích tuyến sữa làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.

Chúng tôi hi vọng với những thông tin ở bài viết “Những điều cần lưu ý khi cho bé bú đúng cách mà mẹ bỉm sữa cần biết” sẽ giúp người mẹ bỉm sữa có được hướng chăm sóc con tốt nhất. Chúc mọi người thực hiện thành công!

SHARE
Previous articleMẹ uống canxi cho bé bú như thế nào để trẻ hấp thu được lượng canxi cần thiết?
Next articleTop 23 địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở Nha Trang
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!