Sáp dầu và những thông tin cần biết

3772
0
SHARE

Sáp dầu là gì? Công dụng cũng như tác dụng phụ của nó ra sao?…. là những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ các cô nàng hiện nay. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết bên dưới!

sáp dầu

SÁP DẦU LÀ GÌ?

Sáp dầu là một hợp chất có dạng thức đặc sệt hay còn gọi là petroleum jelly, bao gồm sáp tự nhiên và dầu khoáng bổ trợ cho nhau để tạo thành một lớp bao phủ trên bề mặt da.

Lớp màng khóa này sẽ giúp cung cấp ẩm cũng như các dưỡng chất thiết yếu để phục hồi và làm dịu sự khô ráp cho da. Bên cạnh đó, sáp dầu còn có công dụng làm lành các vết sưng tấy, bỏng,… vì vậy thành phần sáp dầu đã được ứng dụng trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da hiện đại.

CÔNG DỤNG CỦA SÁP DẦU

Chữa lành những vết trầy xước, bỏng nhẹ

Thành phần sáp dầu trong mỹ phẩm có tác dụng giữ ẩm cao nên rất có lợi cho da sau quá trình phẫu thuật. Bạn chỉ cần thoa thành phần sáp dầu lên trên những vết thương đã được rửa sạch và không bị nhiễm trùng thì da sẽ mềm và mau lành hơn.

Dưỡng ẩm da hiệu quả

Thành phần sáp dầu trong các loại mỹ phẩm có công dụng  dưỡng ẩm hiệu quả và mang đến cho bạn làn da mềm mại. Đối với những người bị nứt gót chân, đôi tay thô ráp hoặc môi nứt nẻ thì sáp dầu sẽ giải quyết hết tất cả vấn đề.

Giảm thiểu vết mẩn của trẻ nhỏ

Thành phần sáp dầu có khả năng làm giảm tình trạng nổi mẩn ở trẻ nhỏ khi sử dụng tã giấy. Hợp chất này sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ làn da cho bé không bị hầm và bí mồ hôi.

sáp dầu

Tẩy trang cho mắt

Thành phần sáp dầu trong mỹ phẩm có công dụng hỗ trợ tẩy trang hiệu quả cho mắt. Bạn chỉ cần dùng bông tẩy trang hay cotton và nhẹ nhàng đưa sản phẩm di chuyển xung quanh để làm sạch vùng mắt.

Hỗ trợ lau chùi vết bẩn trên da

Thoa sáp dầu dọc theo đường chân tóc để thuốc nhuộm tóc không làm ố làn da của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng nó cho việc sơn móng tay nếu không muốn lượng sơn thừa còn bám trên da.

Giữ mùi nước hoa thơm lâu hơn

Đối với những khu vực như cổ hay phía sau tai, trước khi bạn xịt nước hoa lên người, bôi một lớp mỏng lên da thì hương nước hoa sẽ được lưu lại lâu hơn.

sáp dầu

TÁC DỤNG PHỤ THÀNH PHẦN SÁP DẦU

Việc tiêu hóa hay để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với những cơ quan bên trong cơ thể sẽ đem lại những phản ứng tiêu cực. Những tác dụng phụ của sáp dầu mà bạn nên lưu ý:

Dị ứng

Một vài người có cơ địa dị ứng với những sản phẩm có chứa sáp dầu, vì vậy khi thoa chúng lên thì sẽ khiến da bị mẩn đỏ, gây ngứa, và khó chịu.

Nhiễm trùng

Làn da không khô thoáng và sạch sẽ, sau khi thoa kem dưỡng có thành phần sáp dầu cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc nấm da, thậm chí làm bí da gây nên mụn.

Viêm đường hô hấp

Trong các loại mỹ phẩm thường bao gồm sáp dầu và dầu khoáng. Khi sử dụng sản phẩm thường xuyên, bạn sẽ hít phải lượng dầu khoáng trong đó sẽ khiến đường hô hấp bị viêm, dễ dẫn đến viêm phổi. Đây là tác dụng phụ khiến thành phần sáp dầu mất điểm đối với người sử dụng.

sáp dầu

Thành phần sáp dầu có nhiều công dụng trong việc chăm sóc da cũng như sức khỏe của các chị em. Tuy nhiên, nếu không muốn chịu sự ảnh hưởng từ tác dụng phụ của chúng thì bạn có thể sử dụng những sản phẩm thiên nhiên có công dụng tương đồng để thay thế như sáp ong, dầu dừa, dầu ô liu, bơ hạt mỡ, bơ cacao….

SHARE
Previous articleBỏ túi nguyên tắc chống lão hóa hiệu quả
Next articleBí quyết sở hữu vòng eo thon gọn với bài tập giảm mỡ bụng đơn giản
Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần" của mỗi quốc gia. Ẩm thực được xem là một trong những “chiếc gương soi” thần kỳ cho nền văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Được biết, lịch sử của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Trải qua những biến động trong lịch sử, nền ẩm thực của mỗi quốc gia mang nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu độc đáo, đa dạng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu trong từng món ăn, và khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. Và đối với người Việt Nam, ẩm thực là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Từng món ăn đều chứa đựng ý nghĩa, tinh hoa và đặc trưng riêng của từng vùng miền khác nhau. Qua đó, bạn bè thế giới có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam, về nét phẩm giá con người, cũng như phong tục trong cách ăn uống,... Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp giữa người với người trong các bữa ăn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết ẩm thực hay và độc đáo nhất. Từ nền ẩm thực truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt đến nền ẩm thực Á - u,... đều được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách mới mẻ nhất. Những thông tin về món ăn, cách chế biến, cũng như ý nghĩa của chúng được hiện diện trong từng câu chữ sẽ góp phần hỗ trợ bạn đọc chế biến món ăn ngon, mang đến bữa cơm ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc thành công với các món ăn hấp dẫn!