Cách nấu thịt kho dứa kích thích vị giác ăn uống kể cả người biếng ăn

4063
0
SHARE

Thịt kho là món ăn chính thường xuất hiện tại các bữa cơm gia đình chúng ta. Có rất nhiều món thịt kho với cách nấu và nguyên liệu kết hợp khác nhau, nhưng mùi vị lại mang đến người ăn không giống nhau và luôn thơm ngon hấp dẫn. Chính vì thế, để giúp các đầu bếp tại gia tăng thêm công thức nấu ăn với thịt heo, chúng tôi xin giới thiệu cách nấu thịt kho dứa. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay nhé.

thịt kho dứa

giá trị dinh dưỡng từ thịt heo

Thịt lợn là một loại thịt đỏ có hàm lượng protein cao và chứa nhiều vitamin thiết yếu, khoáng chất và các axit amin tốt cho sức khỏe. Thịt lợn nạc, tức là đã được loại bỏ phần mỡ, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số phần thịt nạc như thịt thăn, sườn thăn và thăn ngoại tốt cho sức khỏe hơn cả thịt gà.thịt kho dứa

Thịt lợn rất giàu khoáng chất như phốt pho, selenium, natri, kẽm, kali và đồng. Ngoài ra nó còn chứa hàm lượng sắt và magiê cao, tuy nhiên lượng canxi và mangan thì khá là ít ỏi. Thịt lợn là một nguồn cung vitamin phong phú như vitamin B1, B2, B5, B6, B12 và PP. Vitamin A và E cũng được tìm thấy tuy rất ít. Hàm lượng calo trong 100 gam thịt lợn là 458 calo.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món thịt kho dứa

  • 500g thịt heo
  • ½ trái dứa
  • 2 củ hành tím và 2 củ tỏi
  • Gia vị: nước màu, muối, tiêu, nước mắm và dầu ăn.

thịt kho dứa

sơ chế nguyên liệu trước khi nấu

– Bạn nên chọn thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ hoặc thịt mông sẽ mềm và ngon hơn khi kho theo cách này nhé. Đầu tiên bạn rửa sạch thịt với nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo nhiều lần. Cách này sẽ loại bỏ mùi tanh hôi và những chất bẩn bám trên thịt.

Thái thịt thành những miếng vuông vừa ăn rồi để vào tô hoặc rổ cho ráo nước.

thịt kho dứa

– Dứa bạn nên chọn loại vừa chín tới còn hơi chua nhé. Sau đó gọt vỏ, lấy mắt và rửa sạch với nước lạnh, thái thành những miếng mỏng vừa ăn.

thịt kho dứa

– Hành và tỏi lột sạch vỏ rồi băm nhuyễn.

thịt kho dứa

Cách làm thịt kho dứa

Bước 1: Ướp thịt với hành tím băm, 3 muỗng cà phê nước mắm, chút ít muối, tiêu, nước màu và dầu ăn vào một bát lớn. Trộn đều và để khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thịt thấm hết hoàn toàn các gia vị.

Bước này bạn có thể làm vào trước một buổi khi nấu và bọc kín lại rồi để vào tủ lạnh để khi nấu cho nhanh nhé. cách này giúp thịt sẽ rất mềm và gia vị sẽ được hút tất cả vào trong.

thịt kho dứa

Bước 2: Bắt chảo lên bếp và vặn lửa vừa, trút hành tím và tỏi vừa băm ở trên vào cùng với dầu để phi cho thơm. Đến khi đã vàng đều hết cho thịt đã ướp vào chảo, đảo đều cho thịt săn lại.

Bước 3: Khi thấy thịt hơi săn bạn trút hết nước ướp thịt còn lại vào chảo, chêm thêm nước xâm xấp mặt thịt và nấu với lửa lớn.

thịt kho dứa

Bước 4: Khi thấy nước trong nồi sôi, bạn giảm nhỏ lửa, cho thêm dứa vào và tiếp tục kho đến khi nước kho sệt lại. Nếu thích vị cay, bạn có thể cho thêm một ít ớt đã cắt nhỏ.

thịt kho dứathịt kho dứa

Bước 5: Nêm nếm lại gia vị lần nữa cho vừa ăn, vì dứa nhiều khi sẽ quá chua thì bạn cho thêm chút đường vào để cân chỉnh lại nhé. Khi nước cạn bạn tắt bếp, múc ra đĩa và rắc thêm ít tiêu cùng hành lá băm nhỏ lên trên.

thịt kho dứa

Món thịt kho dứa này sẽ rất ngon khi ăn nóng cùng với cơm trắng nóng hổi, do đó bạn sau khi nấu xong nên dọn bàn cơm ăn ngay nhé. Chúc các bạn thành công và có bữa cơm thật ngon miệng bên gia đình. XIn chào và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

SHARE
Previous articleHướng dẫn nấu thịt kho khoai sọ đơn giản, ngon miệng và bắt mắt
Next articleCách làm chè khoai môn nước cốt dừa
Mỗi Quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những ngày lễ truyền thống ấy, người dân ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đều thực hiện những nghi lễ khác nhau nhằm bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên hay những người anh hùng có công với đất nước. Các ngày lễ theo âm lịch: 1/1 - Ngày Tết Nguyên Đán: Là ngày khởi đầu một năm mới và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. 15/1 - Ngày Tết Nguyên Tiêu: trong ngày này mọi người thường đi lễ chùa, lễ phật để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng. 3/3 - Ngày Tết Hàn Thực: vào ngày người dân Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên những món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. 10/3 - Giỗ Tổ Hùng Vương: Đây là một trong những ngày hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước. 15/4 - Lễ Phật Đản: Là một trong những ngày lễ lớn nhất của đạo Phật. 5/5 - Tết Đoan Ngọ: Trong dân gian ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các loài sâu bọ trên cánh đồng để bảo vệ mùa màng. 15/7 - Lễ Vu Lan: Là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 15/8 - Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày Tết Đoàn Viên, đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau đoàn tụ. 10/10 - Tết Thường Tân hay còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc. 15/10 - Tết Hạ Nguyên: Là ngày tết ăn mừng mùa màng mới của người dân miền núi, ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày tết của người dân tộc Kinh. 23/12: Tiễn Táo Quân về trời: đây là ngày mà các gia đình Việt thường dùng cá chép làm lễ vật dâng cúng để tiễn ông Táo Quân về trời. Ngày lễ theo dương lịch: 1/1 - Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày quan trọng với rất nhiều Quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là những Quốc gia ở Châu u. 14/2 - Lễ tình nhân (Valentine) là ngày kỉ niệm dành cho các cặp đôi yêu nhau. 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam:là ngày tôn vinh những cán bộ y tế, các bác sĩ và những người đang làm trong ngành y. 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền lịch sử nước nhà. 30/4 - Ngày giải phóng miền Nam, ngày chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. 1/5 - Ngày Quốc tế Lao động để tôn vinh những người công dân lao động trên khắp thế giới. 7/5 - Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, mở ra cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. 13/5 - Ngày của mẹ, là ngày bày tỏ lòng biết ơn của con cái đối với người mẹ của mình. 19/5 - Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc. 1/6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi, đây là ngày dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp thế giới. 17/6 - Ngày của cha, là ngày tôn vinh công lao của những người đã làm cha. 21/6 - Ngày báo chí Việt Nam, kỉ niệm sự ra đời của ngành báo chí. 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng niệm những vị anh hùng đã có công lao hy sinh vì độc lập dân tộc. 2/9 - Ngày Quốc Khánh - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam để tưởng nhớ đến những vị nữ anh hùng đã xả thân vì độc lập dân tộc. 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình với những người thầy, người cô có công lao dạy dỗ. 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập viên, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn đọc những bài viết về chủ đề ngày lễ hay và ý nghĩa nhất. Các thông tin về các hoạt động trong ngày lễ, các món ăn hay các câu chúc ý nghĩa,... tất cả sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc một cách ý nghĩa nhất nhé! Đồng thời, văn phong gọn gàng, súc tích, ý nghĩa, câu từ trau chuốt,... là những yếu tố mà chúng tôi hướng đến. Mặt khác, các bài viết đều được kiểm duyệt bởi đội ngũ lành nghề trước khi xuất bản. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý độc giả một cách hoàn hảo. Chúc bạn đọc tận hưởng những ngày nghỉ lễ hạnh phúc!